Vai trò Trang thông tin điện tử, Mạng xã hội trong công tác PBGDPL–Qua thực tiễn Cục PBGDPL, Bộ Tư pháp
23/11/2023
Nhằm tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý Trang thông tin điện tử, Mạng xã hội, tạo điều kiện để phát triển lành mạnh, đúng định hướng, đồng thời quản lý tốt hệ thống truyền thông phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trang thông tin điện tử, Mạng xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu như trước đây, khi phương tiện công nghệ chưa phát triển, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) chủ yếu sử dụng phương thức chuyển tải thông tin bằng phương pháp trực tiếp, truyền miệng là chủ yếu, chưa có “yếu tố công nghệ” để kết nối thế giới đến từng cá nhân, làm cho việc tiếp cận thông tin pháp luật hạn chế. Hiện nay, vai trò của hoạt động Trang thông tin điện tử, Mạng xã hội trong công PBGDPL hiện nay đều tham gia vào quá trình tương tác, cung cấp, chia sẻ thông tin PBGDPL, tạo ra môi trường thông tin đa chiều với nội dung thông tin phong phú, đa dạng. Bài viết này, được đúc kết trên cơ sở quan điểm tác giả người làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và nghiên cứu khoa học.
Tăng cường giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của Mạng xã hội
16/11/2023
Giáo dục phổ biến kiến thức pháp luật trong trường học có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Với tầm quan trọng đó, tại mỗi địa phương, việc bám sát đặc điểm, điều kiện từng vùng miền kết hợp đổi mới, nội dung, hình thức tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của các em học sinh đang góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên. Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”. Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP về hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” và nhiều văn bản pháp luật khác khi triển khai Luật PBGDPL năm 2012. Bài viết này, được đúc kết trên cơ sở quan điểm tác giả người làm công tác quản lý nhà nước về PBGDPL và giảng dạy.
Sự cần thiết xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
07/11/2023
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là đối với người dân tại địa bàn có chung đường biên giới . Đây là khu vực miền núi, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, vấn đề nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hết sức hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân mà các đối tượng xấu luôn lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội như buôn bán, vận chuyển tàng trữ ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em, đưa người sang nước ngoài trái phép, …. Do đó, cần có những giải pháp đảm bảo tính đặc thù, tính đồng bộ, tính hiệu quả để nâng cao chất lượng PBGDPL, trong đó, cần sớm hình thành tiêu chí riêng để lượng hoá (TCLH) đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới trong thời gian tới .
Tiếp tục tạo dựng không gian “văn hoá đọc” trong xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật
26/10/2023
Vai trò ý nghĩa của Tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn là rất quan trọng đối với việc nhận thức pháp luật của cán bộ và nhân dân, tuy vậy, để Tủ sách pháp luật (TSPL) có hiệu quả đòi hỏi không chỉ riêng ngành Tư pháp, mà còn là sự chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành liên quan, phải có sự phối hợp đồng bộ trong công tác triển khai, một nhân tố quan trọng khác đó là công tác tuyên truyền để cán bộ, nhân dân hiểu, thấm và tuân thủ pháp luật. Sự thành bại của một chủ trương đòi hỏi phải có sự nhận thức và hành động đồng bộ không chỉ của cán bộ công chức một ngành, một địa phương mà là của toàn hệ thống chính trị - xã hội. Qua kết quả đi khảo sát thực tế tại mấy địa phương (Cần Thơ và Đồng Tháp) thì nhận thấy có một số vấn đề về thiết chế tủ sách tại cơ sở, trong đó có TSPL cần trao đổi.
Mô hình, tổ chức hoạt động thi hành án tại Cộng hòa Phần Lan
29/09/2023
Bộ Tư pháp đã có các hoạt động nghiên cứu về mô hình tổ chức, quy trình, thủ tục thi hành án dân sự tại Cộng hòa Phần Lan. Sau đây là một số nội dung cơ bản về mô hình, tổ chức và quy trình, thủ tục thi hành án tại Cộng hòa Phần Lan:
Để hương ước, quy ước trở thành “cánh tay nối dài” của pháp luật
08/09/2023
Từ năm 1990, sau một quãng thời gian bị “đứt gãy” văn hóa, nhiều làng xã đã soạn lại hương ước, quy ước. Cùng lúc đó, ngành Văn hóa cũng đưa ra hương ước mẫu, để các làng lấy đó làm căn cứ. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, hương ước, quy ước tại nhiều địa phương vẫn tồn tại một số nhược điểm, thậm chí dẫn đến việc trái với quy định pháp luật. Là văn bản gần gũi với cộng đồng nhất, hương ước, quy ước cần trở thành “cánh tay nối dài” của pháp luật, được soạn thảo theo hướng bổ sung cho pháp luật, đồng thời làm nổi bật tính riêng của từng cộng đồng...