Nghị định số 67/2018/NĐ-CP: Quy định việc cấp phép các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

16/05/2018
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2018/NĐ-CP trong đó quy định chi tiết việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và phân loại 10 loại hình công trình thủy lợi.
Cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Nghị định nêu rõ, giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm: Xây dựng công trình mới; lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện; khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất; xả nước thải vào công trình thủy lợi, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ; trồng cây lâu năm; hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ; hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ; nuôi trồng thủy sản; nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác; xây dựng công trình ngầm.
Theo Nghị định, nguyên tắc cấp phép phải bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, bảo vệ chất lượng nước; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế, nhiệm vụ của công trình thủy lợi và bảo đảm an toàn, vận hành công trình thủy lợi. Việc cấp giấy phép đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi phải căn cứ vào nhiệm vụ công trình thủy lợi, hồ sơ thiết kế và hiện trạng của công trình thủy lợi và quy hoạch thủy lợi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch thủy lợi được duyệt thì căn cứ vào thiết kế của công trình thủy lợi, bảo đảm không ảnh hưởng đến an toàn và vận hành công trình thủy lợi.
Trường hợp cấp giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, ngoài các căn cứ quy định trên còn phải căn cứ vào khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống công trình thủy lợi và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nghị định quy định, Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có thời hạn tối đa là 5 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa 3 năm.
Cơ quan cấp giấy phép quyết định việc thay đổi thời hạn của giấy phép trong trường hợp công trình thủy lợi có nguy cơ mất an toàn; hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình ảnh hưởng đến vận hành công trình; công trình thủy lợi không còn khả năng tiếp nhận nước thải.
Phân loại 10 loại hình công trình thủy lợi.
Theo Nghị định, loại công trình thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa nước lớn; đập, hồ chứa nước vừa; đập, hồ chứa nước nhỏ; trạm bơm; cống;  hệ thống dẫn, chuyển nước; đường ống; bờ bao thủy lợi; hệ thống công trình thủy lợi.
Trong đó, hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên. Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha. Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.

Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
Cấp công trình thủy lợi được xác định theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên. Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp