Dự Luật Thủ đô: Xử lý được những “cái riêng” của Hà Nội 29/01/2010

Tại cuộc họp Ban soạn thảo Luật Thủ đô (LTĐ) lần thứ 3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, LTĐ phải nhấn mạnh đến đặc điểm là đô thị “đầu não” của Hà Nội để xây dựng các qui định riêng cho TĐ. Bên cạnh đó, dù có cơ chế riêng, Hà Nội vẫn có những điểm giống với 62 tỉnh, TP khác trên cả nước nên LTĐ phải xử lý được những “cái riêng” vốn làm nên TĐ Hà Nội. LTĐ cũng nên có những qui định mang tính “định hướng” để chủ động giải quyết những vấn đề phát sinh trong tương lai để tránh phải liên tục sửa luật.

Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học 25/01/2010

Ngày 21/01/2010, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu Học viện Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Triển khai áp dụng Luật Thi hành án dân sự trong công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành án” do TS.Lê Thu Hà, Trưởng Khoa Đào tạo Chấp hành viên và các chức danh tư pháp khác làm chủ nhiệm.

Bộ  trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Chỉ có lăn xả vào cuộc sống, Tư pháp mới hiểu mình phải làm gì” 25/01/2010

Những ngày cuối năm 2009, khắp các tỉnh, thành trên cả nước tưng bừng tổ chức Lễ Công bố quyết định thành lập Cục và các Chi cục Thi hành án dân sự. Có một người đi lại như con thoi giữa 3 Miền để chứng kiến sự chuyển mình quan trọng này. Ai cũng hiểu, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của ông, lịch sử ngành Thi hành án dân sự đã bước sang trang mới.

Chế định ủy quyền trong tố tụng hình sự: Chưa được chú trọng 22/01/2010

Với sự phát triển của xã hội, ủy quyền không chỉ được áp dụng trong các giao dịch dân sự mà còn được áp dụng trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có tố tụng hình sự (TTHS). Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải thích chính thức về chế định ủy quyền trong TTHS. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng chế định ủy quyền trong TTHS vào thực tế chưa thống nhất, thậm chí chưa đúng.

Kinh nghiệm của Thụy Điển về bảo vệ người tố cáo tham nhũng 21/01/2010

Thụy Điển là một quốc gia được xếp hạng thấp vì có ít vấn đề liên quan đến tham nhũng. Mặc dù không có nhiều điều luật quy định trực tiếp về bảo vệ người tố cáo tham nhũng song những kinh nghiệm của Thụy Điển trong công tác này rất đáng để học hỏi.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về Luật An toàn thực phẩm: Có nên thành lập Ủy ban quốc gia? 20/01/2010

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đề xuất thành lập Ủy ban quốc gia về An toàn thực phẩm nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên lại cho rằng địa vị pháp lý của Ủy ban chưa rõ ràng.

Ba năm thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý: Được, mất đều ở khâu cán bộ 20/01/2010

Ngay sau thời điểm có hiệu lực từ ngày 01/01/2007, việc tổ chức thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL) đến nay đã được 3 năm. Đây là một trong những đạo luật được đánh giá là thành công của công tác lập pháp gắn với việc đưa pháp luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Luật cũng không thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế. Nhìn nhận 3 năm bước đầu này, Cục trưởng Cục TGPL (Bộ Tư pháp) Tạ Thị Minh Lý chia sẻ:

Giám định pháp y: Bao giờ hết bị coi nhẹ? 19/01/2010

Rõ ràng rằng không còn nghi ngờ vai trò của pháp y trong quá trình phát triển của khoa học, ngăn ngừa tội phạm, đảm bảo sự công bằng, minh bạch của hoạt động tố tụng. Thế nhưng, tại sao pháp y vẫn luôn luôn gắn với cụm từ “con nuôi” của ngành y tế, nghề bác sĩ pháp y vẫn bị xã hội rẻ rúng và sinh viên nếu như có nhu cầu học về pháp y cũng không được đáp ứng? Phải chăng đây đang là những vấn đề không có lối thoát?