UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư pháp địa phương

10/09/2007
Nhằm đẩy mạnh và và nâng cao vai trò, chất lượng trong công tác tham mưu giúp UBND tỉnh Lai Châu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương và thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2007 và các năm tiếp theo. Căn cứ Thông tư số 04/2005/TTLT – BNV – BTP ngày 05/5/2005 của Liên bộ nội vụ và Bộ tư pháp, ngày 05/9/2007 Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Quyết định số 19/2007/QĐ – UBND về ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp và cơ cấu tổ chức của các cơ quan tư pháp tỉnh Lai Châu.

Nội dung quy định gồm 5 chương với 26 điều quy định về vị trí chức năng của Sở Tư pháp là cơ quan chuyển môn, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, công chứng, hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài, lí lịch tư pháp, luật sư, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý. giám định tư pháp, hoà giải cơ sở, pháp chế ngành, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại và công tác tư pháp khác; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của UBND tỉnh. Trên cơ cở chức năng của Sở Tư pháp, quy định một số nhiệm vụ và quyền hạn của Sở trong lĩnh vực xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; trong công tác xây dựng kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, pháp chế ngành và hoà giải cơ sở; trong công tác thi hành án dân sự; trong công tác công chứng, chứng thực; trong công tác quản lý hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp; nhiệm vụ quyền hạn trong công tác trợ giúp pháp lý và bổ trợ tư pháp; Nhiệm vụ, quyền hạn trong một số công tác khác.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan tư pháp địa phương, trên cơ sở tăng cường, trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ công chức. UBND tỉnh quy định cư cấu tổ chức của Sở Tư pháp gồm có một lahx đạo là giám đốc và không quá 03 phó giám đốc; các tô chức giúp việc cho giám đốc ở gồm có: Văn phòng; Thanh tra Sở; Phòng xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Phòng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Phòng hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp. cac đơn vị trực thuộc Sở có : Các phòng công chứng; trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Đơn vị do Sở tư pháp quản lý theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ tư pháp là Cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh. Đặc biệt, đối với tổ chức và biên chế của Phòng Tư pháp UBND tỉnh quy định ngoài Trưởng phòng và Phó trưởng phòng phải có ít nhất 03 công chức chuyên môn, nghiệp vụ để bảo đảm đủ lực lượng triển khai nhiệm vụ giúp UBND cấp huyện quản lý tốt công tác tư pháp ở địa phương. Trên cơ sở quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp; Phòng tư pháp và ban tư pháp cấp xã, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở tư pháp; Sở Nội vụ và UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện trên cơ sở nhiệm vụ được phân công.

Nguyễn Minh Hiệp