Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở Vĩnh Phúc sau 5 năm thực hiện chương trình PBGDPL

09/11/2007
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có 9 huyện, thị, thành. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng đề ra. Kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng cao, đặc biệt là phát triển công nghiệp, thu ngân sách cao; xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước được nâng lên, an ninh quốc phòng được giữ vững, đã tạo cho Vĩnh Phúc một vị thế mới đối với cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Đạt được những thành tựu đó là có sự đóng góp tích cực của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là việc triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003-2007.

          Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai Chương trình PBGDPL từ năm 2003-2007 đã được Tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện kịp thời, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị của địa phương. Trong công tác chỉ đạo đáng chú ý là các ngành, các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ Quốc đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở để triển khai công tác PBGDPL đến cán bộ và nhân dân. Vì vậy công tác PBGDPL đã từng bước được nâng cao về chất lượng, hình thức ngày càng phong phú, đã đi vào nề nếp cơ bản đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân trong tỉnh.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp:       Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 02 - Quyết định 03 về PBGDPL giai đoạn 1998-2002, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định về việc thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh.  Ngay sau khi thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh đã triển khai phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ trách theo khối và địa bàn các huyện, thị, thành để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra công tác PBGDPL và định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả với Hội đồng; đồng thời ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và ban hành quy chế hoạt động; hướng dẫn các sở, ban, ngành thành lập tổ công tác theo dõi công tác PBGDPL.

Trong 5 năm hoạt động, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp tỉnh đã 2 lần được kiện toàn, đến nay Hội đồng gồm 17 thành viên; cơ bản đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo chỉ đạo của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ. Tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác PBGDPL, đặc biệt là tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về: Tuyên truyền viên giỏi, Hoà giải viên giỏi (lần thứ nhất và hai), Hộ tịch viên giỏi, Bộ Luật hình sự năm 1999, pháp luật về Hôn nhân và gia đình, pháp luật về giao thông đường bộ, Luật đất đai năm 2003, Bộ Luật dân sự năm 2005, pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL cấp huyện và cấp xã, tổ công tác PBGDPL ở các sở, ban, ngành đã tham mưu tích cực trong việc triển khai Chương trình PBGDPL của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay cấp tỉnh và cấp huyện đã thành lập được 100% Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, hầu hết đơn vị cấp xã đã thành lập được Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL và kiện toàn lại Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL ở cấp mình, có sự phân công trách nhiệm cho các thành viên, cá thể hoá trách nhiệm cá nhân. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp đã tham mưu cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện công tác PBGDPL cơ bản theo yêu cầu của cấp trên chỉ đạo.

          Tuy nhiên, thành viên Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL các cấp đa số là Lãnh đạo còn kiêm nhiệm nhiều việc, kinh phí rất khó khăn nên hoạt động hiệu quả đạt được chưa cao, đặc biệt là ở cơ sở chất lượng hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL còn thấp.

Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL: Đến nay có 49 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh chủ yếu là Lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành ở tỉnh đã được UBND tỉnh có quyết định công nhận, nhưng chưa được cấp thẻ theo quy chế Báo cáo viên của Bộ Tư pháp. Đội ngũ này ít tham gia làm báo cáo viên pháp luật, vì phải kiêm nhiệm nhiều việc. Đầu năm 2007, Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của tỉnh đã hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, UBND cấp huyện, xã kiện toàn lại đội ngũ này. Ở cấp huyện có 150 báo cáo viên pháp luật. Ở cơ sở có 1.813 tuyên truyền viên pháp luật là các cán bộ, công chức đang công tác tại các phòng, ban, tổ chức đoàn thể của cấp huyện, xã. Một số đơn vị cấp huyện đã ban hành được quy chế báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; hàng năm một số đơn vị huyện, cơ sở đã tổ chức được Hội nghị tập huấn cho đội ngũ này.

Hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật cấp huyện và cơ sở bước đầu đã góp phần quan trọng chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ và nhân dân; nâng cao năng lực pháp luật cho cán bộ và nhân dân, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật gây ra, góp phần ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Tuy nhiên, kinh phí dành cho hoạt động của đội ngũ này hiện nay rất ít, hàng năm hầu hết các huyện, thị, thành không tổ chức được hội nghị tập huấn nghiệp vụ PBGDPL, cấp phát tài liệu cho đội ngũ này nên hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế.

           Về nguồn lực cho công tác PBGDPL: Hàng năm hầu hết các sở, ban, ngành, đoàn thể đều được bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL. Bên cạnh đó, hàng năm theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh hỗ trợ cho ngân sách xã gần 300 triệu đồng để cấp cho 1.632 Tổ hoà giải kết hợp PBGDPL với hoạt động hoà giải cơ sở. UBND tỉnh đã hỗ trợ 532 triệu đồng mua sách pháp luật cho cấp xã. UBND cấp huyện hỗ trợ bình quân 12 triệu đồng/năm cho hoạt động PBGDPL, huy động từ các nguồn khác 15 triệu đồng/năm; đầu tư 7,2 triệu đồng để mua sách pháp luật. UBND cấp xã hỗ trợ bình quân 7.500.000 đồng/năm, huy động từ các nguồn khác 10 triệu đồng/năm; huyện hỗ trợ, xã đầu tư 828 triệu đồng xây dựng Tủ sách cấp xã.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình PBGDPL ở cấp tỉnh các sở, ban, ngành, đoàn thể đã mở 231 Hội nghị cho 9.420 cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên để quán triệt triển khai công tác PBGDPL đến cán bộ theo ngành dọc. Bên cạnh việc mở Hội nghị quán triệt, các sở, ban, ngành đã tăng cường phối hợp liên ngành bằng các kế hoạch liên tịch với các Ban Đảng của Tỉnh ủy, cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể của tỉnh để triển khai PBGDPL bằng nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực đến cán bộ và nhân dân. Định kỳ hàng tháng các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đã phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Báo Vĩnh Phúc mở trên 60 chuyên mục có nội dung pháp luật/tháng, phát hàng nghìn tin, bài phóng sự/năm để PBGDPL đến cán bộ và nhân dân. Đã phát hành hàng trăm nghìn tờ gấp, xuất bản nhiều ấn phẩm thông tin định kỳ theo tháng, quý ở các cơ quan, tổ chức như: Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên; các ngành: Tư pháp, Văn hóa - thông tin, Ủy ban dân số, gia đình - trẻ em, Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Du lịch, Khoa Học công nghệ, Tài Nguyên & môi trường, Y tế... với số lượng bình quân hàng chục ngàn cuốn/số để phổ biến đến các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể; biên soạn hàng nghìn cuốn tài liệu phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em, phòng chống ma tuý, các tai - tệ nạn xã hội và nhiều loại đề cương khác phát cho cơ sở. Ngoài ra các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh còn phối hợp để mở các Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng miệng ở các đơn vị cấp xã có khiếu kiện phức tạp, tai - tệ nạn xã hội.

          Bªn c¹nh ®ã còn tuyên truyền, phổ biến ph¸p luËt thông qua các phiên toà xét xử lưu động, qua các buổi tiếp công dân. Các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể ở tỉnh đã triển khai tích cực công tác PBGDPL để phục vụ cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV, bầu cử Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2004-2009, bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XII; tổ chức nhiều đợt tuyên truyền lưu động, đã kẻ vẽ hàng nghìn khẩu hiệu, pa nô, áp phích để tuyên truyền pháp luật. Ngoài ra các sở, ban, ngành, đoàn thể đã tổ chức nhiều cuộc thi, tọa đàm trong đó có lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật như: Hội thi nhà nông đua tài, Bí thư giỏi, Chủ tịch giỏi; các đơn vị làm tốt như: Tỉnh đoàn thanh niờn cộng sản Hồ Chớ Minh, Hội Nông dân tỉnh... Qua công tác PBGDPL, cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên đã kịp thời nắm bắt được các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để chấp hành thực hiện tốt, phục vụ nhiệm vụ công tác chuyên môn.

          Thực hiện Quyết định 1067/TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 1998 về xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ sở, đến nay các sở, ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh đã xây dựng được Tủ sách pháp luật để phục vụ nhiệm vụ công tác.

          Ở cấp huyện và cơ sở: Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền công tác PBGDPL đã được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú có hiệu quả thiết thực. UBND cấp huyện đã tổ chức được 863 hội nghị PBGDPL cho 79.936 lượt cán bộ, nhân dân qua hội nghị của Đảng, chính quyền, đoàn thể, sinh hoạt khu dân cư…  Ngoài ra còn tổ chức hàng trăm buổi tuyên truyền lưu động; phổ biến pháp luật trên hệ thống truyền thanh của huyện và cơ sở bình quân 1 tuần phát 4 buổi, mỗi buổi phát 2 lần. Một số huyện, thị đã xuất bản được trên 2.000 cuốn bản tin để thông tin pháp luật đến với nhân dân; biên soạn hàng nghìn cuốn sách hỏi đáp pháp luật, 2.500 bộ đề cương, xuất bản gần 50.000 tờ gấp để phổ biến pháp luật mới. Bên cạnh đó các huyện, thị, thành còn chú trọng tập huấn nghiệp vụ hoà giải cho các hoà giải viên để kết hợp hoà giải với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, các vụ việc mâu thuẫn xích mích, vi phạm pháp luật nhỏ trong nhân dân đều được hoà giải thành đạt trờn 80%, bình quân mỗi năm hoà giải thành 3.500 vụ việc, giúp nhân dân tăng cường mối đoàn kết, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.

UBND cấp huyện đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện việc xây dựng Tủ sách pháp luật; hỗ trợ kinh phí đóng Tủ và mua đầu sách đầu tư ban đầu cho cấp xã đến nay 152/152 đơn vị cấp xã đã xây dựng được Tủ sách pháp luật, với bình quân 160 đầu sách/ Tủ phục vụ tích cực cho công tác PBGDPL, góp phần nâng cao dân trí pháp lý cho nhân dân. Căn cứ  vào sự chỉ đạo của cấp huyện, cấp uỷ và chính quyền cấp xã đã tích cực triển khai xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ sở, bổ sung kinh phí hàng năm để mua sách pháp luật. Nhiều địa phương trên cơ sở thư viện hiện có đã bố trí Tủ sách pháp trong thư viện, nhiều xã đã bố trí được phòng đọc.

 Ở cấp xã ngoài việc triển khai tốt các hình thức tuyên truyền qua Đài truyền thanh, hội nghị, sinh hoạt khu dân cư và triển khai phổ biến tài liệu của cấp trên, đã tổ chức tốt các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến pháp luật cho nhân dân lồng ghép qua hoạt động của gần 600 Câu lạc bộ và qua  các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao… Qua các hình thức PBGDPL nêu trên, cấp huyện và cơ sở đã phổ biến các nội dung cơ bản của pháp luật như: đất đai, dân sự, thuế, khiếu nại tố cáo, quy chế dân chủ ở cơ sở, hôn nhân và gia đình, giao thông, chế độ chính sách người có công với cách mạng, cải cách hành chính nhà nước, pháp luật về bầu cử Đại biểu HĐND, bầu cử Đại biểu Quốc hội, bảo đảm trật tự công cộng... Công tác phối hợp PBGDPL giữa các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể đã từng bước được tăng cường chặt chẽ và có sự chỉ đạo cơ bản đồng bộ. Vì vậy chất lượng công tác PBGDPL đã từng bước được nâng lên rõ rệt.

Sau 5 năm thực hiện Chương trình PBGDPL của Chính phủ từ năm 2003-2007 công tác PBGDPL ở Vĩnh Phúc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác chỉ đạo triển khai kịp thời, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật. Các hình thức PBGDPL ngày càng đa dạng phong phú, nội dung thiết thực công tác PBGDPL ở Vĩnh Phúc trong thời gian qua đã tăng cường tuyên truyền các văn bản pháp luật, đặc biệt là các văn bản pháp luật mới, quan trọng liên quan đến lợi ích thiết thực của người dân.

Qua công tác PBGDPL, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư tưởng nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, giúp nhân dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật, từ đó chấp hành thực hiện tốt. Hạn chế kịp thời các hành vi vi phạm do không hiểu biết pháp luật, khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, tình hình vi phạm pháp luật ở Vĩnh Phúc giảm đáng kể; góp phần giữ vững an ninh chính trị- trật tự an toàn xã hội phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Kim Yến