Công văn tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP

11/12/2015

Luật Lý lịch tư pháp được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2010. Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, để đánh giá khách quan, toàn diện tình hình 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp, qua đó xác định những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện có hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, sau khi được sự thống nhất bằng văn bản của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, ngày 08 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 2151/QĐ-BTP về việc ban hành Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp.

Để chuẩn bị cho việc tổ chức tổng kết đạt hiệu quả và đáp ứng yêu cầu, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn tình hình 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Về nội dung tổng kết

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tổng kết, đánh giá thực tiễn tình hình 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp theo nội dung tổng kết nêu tại Phần II Kế hoạch tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Lý lịch tư pháp (ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-BTP ngày 08 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

2. Về hình thức tổng kết

Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức tổng kết trong ngành mình, xây dựng Báo cáo tổng kết của Bộ, Ngành gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết hoặc xây dựng Báo cáo tổng kết gửi về Bộ Tư pháp để tổng hợp chung.

3. Về xây dựng Báo cáo tổng kết, số liệu thống kê và thời hạn gửi báo cáo

Đề nghị Quý Cơ quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP theo Mẫu báo cáo gửi kèm theo Công văn này.

Số liệu phục vụ tổng kết 05 năm thi hành Luật Lý lịch tư pháp và 04 năm thi hành Nghị định số 111/2010/NĐ-CP tính từ ngày 01/7/2010 đến ngày 31/12/2015 theo Phụ lục gửi kèm theo Công văn này.

Báo cáo tổng kết và các phụ lục kèm theo đề nghị gửi về Bộ Tư pháp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia: số 9 Trần Vĩ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) trước ngày 30 tháng 01 năm 2016  (kèm theo file điện tử về địa chỉ: ttlltp@moj.gov.vn)

(Xin gửi kèm theo Kế hoạch tổng kết, mẫu Báo cáo tổng kết và các phụ lục kèm theo. Quý Cơ quan có thể tham khảo các tài liệu này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp: www.moj.gov.vn, Mục Văn bản điều hành.)

Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng – Trưởng Phòng Hành chính tổng hợp – Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia – CQ: 04.62739492 – DĐ: 0986597020.

Xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý Cơ quan./.



File đính kèm