Đổi mới việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủHiện nay, các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành còn chậm, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Đây là vấn đề bức xúc, do đó cần phải tập trung đẩy nhanh tiến độ, chất lượng dự thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trưởng Ban Xây dựng Pháp luật của Chính phủ, Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn đã nhấn mạnh điều trên trong lời đề dẫn cuộc Hội thảo "Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ" do Văn phòng Chính phủ chủ trì tại Hà Nội vào sáng ngày 9/6.Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, tính đến nay vẫn còn 159 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) vẫn chưa được các Bộ, Ban, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Có một số trường hợp thời gian soạn thảo văn bản kéo dài rất lâu như Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Uỷ ban Thượng vụ Quốc hội thông qua năm 2000, nhưng đến năm 2005, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội mới trình để Chính phủ xem xét, ký ban hành Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/5/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô.Tại Hội thảo, nhiều đồng chí lãnh đạo và chuyên gia pháp lý đến từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC và tổ chức đoàn thể tán thành với đánh giá của Ban xây dựng pháp luật của Chính phủ về những nguyên nhân dẫn tình trạng này như: Trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức tham gia soạn thảo, thẩm định dự thảo VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế, kinh phí cho công tác xây dựng văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu; các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành; một số cơ quan chủ trì soạn thảo không tiếp thu một cách đầy đủ ý kiến tham gia đóng góp của cơ quan khác vì điều đó đụng chạm đến quyền lợi và lợi ích của cơ quan chủ trì soạn thảo; ngược lại không ít trường hợp cơ quan được xin ý kiến thiếu trách nhiệm đối với trả lời những vấn đề của Ban soạn thảo đặt ra làm cho quá trình lấy ý kiến cho một dự thảo VBQPPL kéo dài nhiều tháng...Các đại biểu dự Hội thảo đã đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các ý kiến chú trọng đến việc cần triển khai thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải thật sự khoa học, khách quan, sát hợp với thực tiễn của đất nước; hình thành các quy định mang tính chế tài cho từng công đoạn của qui trình, xử lý kỷ luật thích đáng nếu cơ quan, đơn vị, cá nhân nào không hoàn thành chất lượng, tiến độ soạn thảo VBQPPL; hình thành quy định "giám định chất lượng" dự thảo VBQPPL với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu của các Bộ, ngành trong từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể.../.(Theo website Chính phủ)
Đổi mới việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
09/06/2006
Hiện nay, các Bộ, ngành, địa phương soạn thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành còn chậm, gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Đây là vấn đề bức xúc, do đó cần phải tập trung đẩy nhanh tiến độ, chất lượng dự thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trưởng Ban Xây dựng Pháp luật của Chính phủ, Thạc sĩ Phạm Anh Tuấn đã nhấn mạnh điều trên trong lời đề dẫn cuộc Hội thảo "Hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ" do Văn phòng Chính phủ chủ trì tại Hà Nội vào sáng ngày 9/6.
Theo thống kê của Văn phòng Chính phủ, tính đến nay vẫn còn 159 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) vẫn chưa được các Bộ, Ban, ngành, địa phương trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Có một số trường hợp thời gian soạn thảo văn bản kéo dài rất lâu như Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội được Uỷ ban Thượng vụ Quốc hội thông qua năm 2000, nhưng đến năm 2005, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội mới trình để Chính phủ xem xét, ký ban hành Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/5/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô.Tại Hội thảo, nhiều đồng chí lãnh đạo và chuyên gia pháp lý đến từ các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, TANDTC, VKSNDTC và tổ chức đoàn thể tán thành với đánh giá của Ban xây dựng pháp luật của Chính phủ về những nguyên nhân dẫn tình trạng này như: Trình độ, năng lực của các cán bộ, công chức tham gia soạn thảo, thẩm định dự thảo VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ còn hạn chế, kinh phí cho công tác xây dựng văn bản chưa đáp ứng được yêu cầu; các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo VBQPPL trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật hiện hành; một số cơ quan chủ trì soạn thảo không tiếp thu một cách đầy đủ ý kiến tham gia đóng góp của cơ quan khác vì điều đó đụng chạm đến quyền lợi và lợi ích của cơ quan chủ trì soạn thảo; ngược lại không ít trường hợp cơ quan được xin ý kiến thiếu trách nhiệm đối với trả lời những vấn đề của Ban soạn thảo đặt ra làm cho quá trình lấy ý kiến cho một dự thảo VBQPPL kéo dài nhiều tháng...
Các đại biểu dự Hội thảo đã đưa ra giải pháp trước mắt và lâu dài để hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các ý kiến chú trọng đến việc cần triển khai thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải thật sự khoa học, khách quan, sát hợp với thực tiễn của đất nước; hình thành các quy định mang tính chế tài cho từng công đoạn của qui trình, xử lý kỷ luật thích đáng nếu cơ quan, đơn vị, cá nhân nào không hoàn thành chất lượng, tiến độ soạn thảo VBQPPL; hình thành quy định "giám định chất lượng" dự thảo VBQPPL với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia hàng đầu của các Bộ, ngành trong từng lĩnh vực, chuyên ngành cụ thể.../.
(Theo website Chính phủ)