Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

28/11/2016
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long
 
Ngày sinh: 23/9/1963
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Học vị: Tiến sỹ Luật học
Lý luận chính trị Cao cấp
Ngoại ngữ Tiếng Anh (thành thạo), Tiếng Nga (thành thạo)
Địa chỉ Email
longlt@moj.gov.vn
Địa chỉ cơ quan
58 - 60 Trần Phú, Hà Nội
   
 
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
 
11/1987-12/1990 Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp;
12/1990-12/1991 Cán bộ Ban Thư ký Ủy ban sông Mê Kông quốc tế (Băng Cốc, Thái Lan);
12/1991-4/2003 Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế, rồi làm Thư ký Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau đó đi học thạc sỹ (tại Canada) và tiến sỹ (tại Nhật Bản);
4/2003-12/2008 Chuyên viên, sau đó làm Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tư pháp;
12/2008-10/2011 Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp;
10/2011-3/2014 Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
4/2014-9/2015 Phó Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh;
9/2015-3/2016 Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
4/2016 đến nay Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
 
 
Lĩnh vực, công việc phụ trách:
a) Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ; những công việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác:
- Chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, năm năm và hàng năm;
- Công tác chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ;
- Quyết định các vấn đề lớn về công tác xây dựng pháp luật; cải cách hành chính; xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của Bộ; 4 kế hoạch - tài chính của Bộ, Ngành theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấp, ủy quyền quản lý của Bộ;
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc phạm vi, quyền hạn của Bộ.
c) Phối hợp công tác của Bộ Tư pháp, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan Trung ương của Đảng, trừ những cơ quan, địa phương đã được phân công cho các Thứ trưởng.
d) Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Chính phủ, thành viên hội đồng, các ban và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.
đ) Phụ trách đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ.
e) Chỉ đạo công tác tư pháp của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.