Chuyển Hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị quyết 58/NQ-CP: Dưới góc độ kinh tế học pháp luật 28/01/2025

Bài viết phân tích việc chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới góc độ kinh tế học pháp luật, dựa trên Nghị quyết 58/NQ-CP. Kinh tế học pháp luật đánh giá tác động của các quy định pháp lý đối với hành vi kinh tế, cho rằng việc chuyển đổi giúp hộ kinh doanh tiếp cận nguồn vốn, mở rộng quy mô và nâng cao tính cạnh tranh. Đồng thời, nó tạo ra sự minh bạch trong kinh doanh và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi gặp khó khăn do thiếu hiểu biết của chủ hộ về quyền lợi, nghĩa vụ và chi phí phát sinh khi chuyển sang doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước như đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thuế và tín dụng là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi. Tác giả khuyến nghị cần có chiến lược hỗ trợ đồng bộ và một khung pháp lý rõ ràng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Tác giả thể hiện quan điểm cá nhân trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo quy định hiện hành về nội dung trên.

Kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc tham nhũng 23/01/2025

Trong khuôn khổ Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Phi dự án “Nâng cao năng lực của Bộ Tư pháp trong công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng và kinh tế nhằm thực hiện Công ước phòng, chống tham nhũng của Liên hợp quốc” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc tế tại Việt Nam (UNDP) tài trợ, Bộ Tư pháp đã tuyển chọn Nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập tiến hành nghiên cứu, xây dựng Báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng.

Yếu tố tác động đến việc triển khai thực hiện Bảng giá đất tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 31/12/2024

Luật Đất đai 2024 đánh dấu bước chuyển đổi quan trọng trong quản lý đất đai tại Việt Nam, với trọng tâm là tăng cường phân cấp và trao quyền chủ động cho địa phương, đặc biệt trong việc điều chỉnh và ban hành Bảng giá đất. Đây là một trong những giải pháp nhằm thúc đẩy sự phù hợp giữa chính sách quản lý đất đai với thực tiễn tại từng địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, với tính chất đột phá của các quy định mới, giai đoạn triển khai ban đầu đã gặp không ít khó khăn và vướng mắc. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi. Tác giả thể hiện quan điểm cá nhân trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Vướng mắc triển khai thi hành Luật Đất đai 2024 về công tác đấu giá quyền sử dụng đất 25/12/2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, về tình hình triển khai Luật Đất đai 2024; trong đó nhấn mạnh các chính sách mới của luật đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có một số vướng mắc như công tác đấu giá đất và điều chỉnh bảng giá đất. Trên cơ sở, tác giả triển khai nghiên cứu phân tích các vướng mắc trong triển khai thi hành Luật Đất đai 2024, tập trung vào công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Thực tiễn cho thấy sự chênh lệch lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá tại nhiều địa phương, gây dư luận tiêu cực và ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường bất động sản. Nguyên nhân chính bao gồm: quy hoạch đất đai chưa minh bạch, thiếu quỹ đất đấu giá, hành vi đầu cơ, thao túng giá, và bảng giá đất chưa cập nhật kịp thời. Bài viết đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi. Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.

Áp dụng Luật Đất đai năm 2024: Xử lý đất nông nghiệp hết hạn sử dụng trong thi hành án dân sự 16/12/2024

Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 với nhiều quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, việc áp dụng các quy định này đã nảy sinh nhiều khó khăn, đặc biệt là về việc xử lý trong trường hợp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng. Điều này gây ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả thực thi pháp luật, đòi hỏi sự thống nhất trong hướng dẫn và thực hiện. Bài viết phân tích các khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến về việc xử lý trong trường hợp đất nông nghiệp hết hạn sử dụng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo tính khả thi, thống nhất trong thực tiễn tổ chức thi hành án dân sự (THADS). Bài viết thể hiện quan điểm tác giả trong việc đánh giá một số nội dung cơ bản theo Luật Đất đai năm 2024 về nội dung trên.