Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với công tác đối ngoại nhân dân

23/12/2021
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một hệ thống các quan điểm toàn diện, bao hàm nội dung rất rộng, liên quan đến toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng đối ngoại là một bộ phận quan trọng về chiến lược, sách lược cách mạng trong các vấn đề quốc tế, không chỉ có giá trị lịch sử mà còn có ý nghĩa thời đại to lớn.
Đối ngoại nhân dân Việt Nam có cội nguồn từ những năm 1920 của thế kỷ XX, thời kỳ Chủ Tịch Hồ Chí Minh ở Pháp hoạt động chính trị đối ngoại, lúc đó vận động quốc tế là hoạt động đối ngoại nhân dân. Chính Người đã nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác quan trọng này và đặt công tác này vào mặt bằng mới vào cả lý luận lẫn thực tiễn nhờ đó đã vận động được nhân dân thế giới ủng hộ đoàn kết với nhân dân ta chống thực dân Pháp xâm lược đặc biệt là hình thành mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn ủng hộ, đoàn kết với nhân dân ta chống Mỹ.
Đối ngoại nhân dân cũng tạo điều kiện mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hợp tác quốc tế, tạo thế đứng quốc tế vững chắc, không lệ thuộc bên ngoài, tạo môi trường bên ngoài thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo về tổ quốc hiện nay.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đối ngoại nhân dân thực chất là công tác dân vận, vận động các đối tượng quần chúng nhân dân trong và ngoài nước đồng tình, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo bệ tổ quốc. Công tác đối ngoại nhân dân là một bộ phận hợp thành của công tác đối ngoại chung, phối hợp và phục vụ công tác đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước cùng thực hiện nhiệm vụ, đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Lợi thế của đối ngoại nhân dân là có tiếng nói linh hoạt giữa con người với con người  vừa có thể tiến hành các biện pháp đối ngoại trên một số vấn đề và ở những nước, khu vực trong những hoàn cảnh cụ thể mà đối ngoại của Đảng và ngoại giao Nhà nước không có điều kiện làm hoặc nếu làm thì không thuận lợi như mong muốn. Lực lượng đối ngoại nhân dân bao gồm các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nhân dân, các hội nghề nghiệp rộng ra là nhân dân; đồng thời có những tổ chức chính trị-xã hội chuyên trách và nòng cốt của đối ngoại nhân dân dân là các tổ chức hòa bình, đoàn kết hữu nghị hợp thành liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại nhân dân thể hiện ở các nội dung:
Thêm bạn, bớt thù, đoàn kết nhân dân trong nước gắn liền với đoàn kết nhân dân thế giới vì lợi ích chân chính của nhân dân ta và nhân dân thế giới.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: phải “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh trên hết”. Trong từng giai đoạn  cách mạng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã đều phân rõ bạn, thù, bạn gần, bạn xa, bạn lâu dài, bạn nhất thời, tìm cách giảm bớt kẻ thù, tránh đối phó với hai kẻ thù cùng một lúc, xác định kẻ thù chính để tập trung mũi nhọn đấu tranh vào chúng.
Người giáo dục nhân dân ta phải phân biệt rõ bạn, thù, phân biệt bọn thực dân Pháp và bọn Mỹ xâm lược với nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ để tranh thủ ủng hộ và đoàn kết của nhân dân Pháp và nhân dân Mỹ.Cô lập và chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chính quyền của thực dân Pháp và chính quyền của đế quốc Mỹ. Người khẳng định với nhân dân Pháp: “Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt  ngừng chảy. Những dòng máu đỏ chúng tôi đều quý như nhau”. Người nêu rõ nhân dân Việt Nam không chống Mỹ mà chỉ muốn chiến tranh sớm chấm dứt để nhân dân hai nước giảm được mất mát, đau thương và sống hòa bình, hữu nghị với nhau. Người đã nói với những người bạn Mỹ vào đầu năm 1964: “Chẳng những chúng tôi đau xót vì đồng bào chúng tôi phải gian khổ hy sinh, mà chúng tôi cũng thương xót cho các bà mẹ và người vợ Mỹ đã mất con, mất chồng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Miền Nam Việt Nam do bọn quân phiệt Mỹ tiến hành”.
Gắn liền với đoàn kết nhân dân trong nước với đoàn kết quốc tế chính là sự kết hợp nhuần nghuyễn chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế cao cả, kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế . Chủ Tịch Hồ Chí  Minh luôn giải thích và thực hiện mối quan hệ thân thiện hữu nghị, bầu bạn với nhân dân các nước . “Bốn phương vô sản đều là anh em”.
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thêm bạn, bớt thù và đoàn kết quốc tế. Đảng và Nhà nước ta chủ trương mở cửa, tịch cực và vận động hội nhập quốc tế, thắt chặt quan hệ với các bạn bè truyền  thống, nối dài vòng tay với các bạn bè, đối tác mới, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế theo tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển bền vững”, củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo vệ đất nước, góp phần tích cự vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Kết hợp ngoại giao Nhà nước với công tác đối ngoại của Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp
Trong thời kỳ Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền, công tác đối ngoại của Đảng và công tác đối ngoại của nhân dân được kết hợp chặt chẽ với nhau. Tư tưởng Hồ Chí Minh là vận dụng đối ngoại nhân dân để gây dựng phong trào, tuyên truyền cho cách mạng, hỗ trợ cho đối ngoại của Đảng trong thời kỳ trứng nước. Từ khi có chính quyền, ba binh chủng đối ngoại chính thức được xây dựng và củng cố. Mỗi binh chủng này có đặc thù, thế mạnh và mũi tiến công riêng, nhưng kết hợp với nhau và hỗ trợ cho nhau một cách chặt chẽ, hài hòa theo đó tùy theo hoàn cảnh, tình hình và đối tượng thích hợp mà công tác đối ngoại sẽ được tiến hành qua kênh nhà nước, Đảng hay nhân dân. Nhờ đó, công tác đối ngoại được thực hiện hiệu quả, đồng bộ và uyển chuyển nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Để tạo ra và phát triển sức mạnh tổng hợp của công tác đối ngoại, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn coi trọng thực hiện thống nhất sự lãnh đạo của Đảng  và công tác quản lý của Nhà nước đối với công tác đối ngoại. Riêng đối với công tác đối ngoại nhân dân phải tranh thủ được sự hỗ trợ của công tác đối ngoại  của Đảng và ngoại giao của Nhà nước để tăng thêm sức mạnh của mình và sức mạnh của công tác đối ngoại nói chung, góp phần thực hiện kết hợ chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại với anh ninh, quốc phòng. Cần tranh thủ triệt để để sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền, đồng thời mở rộng và tăng cường liên kết, phối hợp giữa các ngành, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội; tranh thẻ sự tham gia, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân.  Ngày nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh tổng hợp của dân tộc và sức mạnh tổng hợp của ngoại giao, Đảng ta lãnh đạo về tổ chức kết hợ xhawth chẽ ngaoij giao với quốc phòng và an ninh với phát triển kinh tế.
Công tác đối ngoại nhân dân có sức mạnh của nhân dân làm hậu thẫn cho nên có lợi thế đặc thù. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói, ngoại giao phải có thực lực và phải biểu dương lực lượng, chính là nói đến sức mạnh của nhân dân trong công tác đối noại.
Lợi thế của đối ngoại nhân dân còn ở chỗ có thể sử dụng cái lý lẽ và tình cảm để thuyết phục, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế; vận động dự luận nhân dân ta và nhân dân các nước lên tiếng phản đối các âm mưu hành động thù địch của các thế lực thù địch bên ngoài. Sử dụng sức mạnh của nhân dân, công tác đối ngoại nhân dân có tiếng nói và hành động mà công tác đối ngoại Đảng nhất là ngoại giao Nhà nước không có điều kiện làm và nếu làm thì không có thuận lợi hoặc lại bất lợi.
Công tác đối ngoại nhân dân thể hiện được rõ và đầy đủ tính chất ngoại giao hòa bình, hợp tác, chính nghĩa chống phi nghĩa , nhân nghĩa chống bạo tàn, dùng tiếng nói, có lý có tình, phong cách giản dị và lịch thiệp dễ đi vào lòng người để thuyết phục để thuyết phục , tranh thủ sự ủng hộ và đồng tình của nhân dân các nước đối với nhân dân ta, giới thiệu và vận động làm cho nhân ta và nhân dân các nước hiểu biết lẫn nhau, xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác. 
Có nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng và linh hoạt, đa dạng hóa quan hệ đối tác
Công tác đối ngoại nhân dân  và vận động quốc tế  do Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ đạo trực tiếp có nội dung đặc biệt phong phú, có sức thuyết phục mạnh mẽ; làm rõ nghĩa, chống phi nghĩa, lấy nhân nghĩa chống bạo tàn, kêu gọi hòa bình, hòa hiếu, hữu nghị, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
Hoạt động đối ngoại nhân dân cũng rất đa dạng: Nói chuyện, viết báo, viết sách, vận động cá nhân và tổ chức, nói chuyện, trình bày quan điểm ở các diễn đàn của nước đối tác và diễn đàn quốc tế, họp mặt, lien hoan hữu nghị, hội thảo, giao lưu văn hóa, văn nghệ thể thao, tra đổi khoa học – kỹ thuật; hợp tác về giáo dục, vận động viện trợ nhân đạo và phát triển.
Công tác ngoại giao nhân dân luôn mở rộng đối tác vận động và quan hệ từ các cá nhân thuộc các tầng lớp, nghề nghiệp, khuynh hướng chính trị khác nhau đến các tổ chức chính trị-xã hội , tổ chức quần chúng….
Tập hợp lưc lượng rộng rãi tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân                                      
Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, công tác đối ngoại nhân dân do nhiều lực lượng tham gia rộng rãi, bao gồm không chỉ các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức văn hóa, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, các hội nghề nghiệp và rộng ra là nhân dân, mà còn có các tổ chức của Đảng và các cơ quan nhà nước các capa các ngành, các lực lượng vũ trang.
Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Hội nghị Việt - hoa thâm hữu và đề cử 2 đồng chí Tạ Quang Bửu và Võ Nguyên Giáp lấy danh nghĩa hội Việt - Mỹ thân hữu ngày 31/8/1945 tiếp đoàn của Cục Phục vụ chiến lược của Mỹ ở Côn Minh đến Hà Nội. Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã cho thành lập Uỷ ban bảo vệ hòa bình thế giới của Việt Nam, Uỷ ban nhân dân đoàn kết Á-Phi. Hội quốc tế ngữ bảo vệ hòa bình, các hội hữu nghị và Uỷ ban đoàn kết song phương với nhân dân nhiều nước để tập hợp đông đảo quần chúng tham gia công tác đối ngoại nhân dân.
Khẳng định đối ngoại nhân dân là phương tiện chủ yếu và vô cùng quan trọng để tiếp cận thế giới nên Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn đồng bào mình bằng những hoạt động khôn khéo để chinh phục nhân dân các nước, trước hết là để đối xử văn minh với công dân của các nước đế quốc đang sống và làm việc ở nước ta, để nhờ đó là nhân dân nước họ và nhân dân thế giới hiểu rõ Việt Nam, có tình cảm với Việt Nam. Hồ Chí Minh căn dặn: “Kiều bào ở nước ngoài phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, luôn luôn một lòng ủng hộ Tổ quốc, ở rộng tình thân thiện giữa nhân dân ta và nhân dân các nước”. Phải chan hòa, gắn bó với họ theo tinh thần “ bán bà con xa mua láng giềng gần, để thuyết phục họ, cảm hóa họ.
Trong tình hình hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng công tác đối ngoại nhân dân cần chú ý thu hút, huy động quần chúng tham gia, đảm bảo tính quần chúng trang các hoạt động, tránh câu nệ, hình thức, quan liêu, hành chính. Muốn vậy, các hoạt động đối ngoại nhân dân cần tăng cường triển khai tại cấp cơ sở, địa phương, nơi tập hợp đông đảo nhân dân, đối tượng  và cũng là chủ thể của công tác này. Và một điều quan trọng là các hoạt động đối ngoại nhân dân phải có những hình thức hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của quần chúng để cuốn hút quần chúng tham gia.
Như vậy, cả về thực tiễn và lý luận, đối ngoại nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những quan điểm sáng rõ bản chất cách mạng và khoa học . Đó chính là nền tảng tư tưởng của đối ngoại nhân dân../.                                                          
                                                                                           Nguyễn Quốc Huy