Một số quy định của pháp luật về công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật
22/02/2019
Công ước quốc tế của Liên Hợp quốc về quyền của người khuyết tật năm 2006 là văn kiện pháp lí quốc tế đầu tiên về người khuyết tật. Công ước đã đưa ra cách tiếp cận toàn diện nhất đối với việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền của người khuyết tật, trong đó có quyền được tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông. Công ước ghi nhận quyền của người khuyết tật và với ý nghĩa họ là người nắm quyền chứ không phải họ được đối xử như là đối tượng từ thiện. Trên cơ sở đó, pháp luật Việt Nam đã tiếp cận và ghi nhận quyền tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông đối với người khuyết tật.
Chỉ định người giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015 và vướng mắc trong thực tiễn
15/02/2019
Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của BLDS năm 2015 (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ). Chỉ định người giám hộ thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nêu những trường hợp Tòa án chỉ định người giám hộ và vướng mắc trong thực tiễn.
Nhận diện khía cạnh pháp lý của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản trong BLDS năm 2015
28/01/2019
Một trong những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là đã bổ sung bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản là biện pháp bảo đảm mới, bên cạnh các biện pháp bảo đảm mang tính truyền thống khác. Nhằm giúp việc xác lập, thực hiện phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, chúng tôi xin được đề cập đến những khía cạnh pháp lý cơ bản của 02 biện pháp bảo đảm nêu trên như sau: