Yêu cầu phản tố theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và vướng mắc trong thực tiễn 30/08/2019

Yêu cầu phản tố là yêu cầu của bị đơn đối với nguyên đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Trong phạm vi bài viết, tác giả trình bày một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS năm 2015) liên quan đến yêu cầu phản tố và một số vướng mắc trong thực tiễn.

Chế định trợ giúp pháp lý trên thế giới 23/08/2019

Bài viết tìm hiểu về lịch sử hình thành chế định trợ giúp pháp lý trên thế giới, đồng thời giới thiệu đến bạn đọc khái niệm, bản chất của trợ giúp pháp lý và cách tiếp cận chế định này. Nêu qua các mô hình trợ giúp pháp lý phổ biến trên thế giới và qua đó nhận xét, đánh giá mức độ tiệm cận trợ giúp pháp lý ở Việt Nam so với thế giới.

Xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế 23/08/2019

Luật Quản lý thuế được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 (Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số 106/2016/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 152 của Luật Quản lý thuế) . Luật Quản lý thuế năm 2019 đã dành một chương (chương XV) quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế và một chương quy định về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế (chương XIV), trong đó có cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Bài viết tập trung phân tích những quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019 trong mối liên hệ, so sánh với quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

Cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến – Cơ hội và thách thức trong bối cảnh cải cách hành chính 19/08/2019

Trong những năm qua, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử luôn được coi là mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm phát triển Chính phủ điện tử là nâng cao số lượng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương. Thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp phục vụ yêu cầu của cá nhân, tổ chức với tính chất là một loại hình dịch vụ hành chính công cũng không thể nằm ngoài các yêu cầu cấp bách nêu trên.