Xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp
04/09/2020
Luật lý lịch tư pháp được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Đây là một đạo luật quan trọng, liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của cá nhân, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (bao gồm: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp) trong xây dựng, quản lý, khai thác và bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Theo đó, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp không chỉ thực hiện lập Lý lịch tư pháp, cập nhật thông tin lý lịch tư pháp mà còn thực hiện xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp. Điều này có nghĩa là, thông tin trong lý lịch tư pháp không phải được lưu trữ mãi mãi mà tùy từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật sẽ được xóa bỏ. Bài viết đề cập đến quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp, một số vấn đề đặt ra liên quan đến xóa bỏ thông tin trong lý lịch tư pháp ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của CQ HCNN THPL về dân tộc thiểu số, miền núi
31/08/2020
Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi được đo lườngthông qua những chỉ số đánh giá việc hiện thực hóa các mục tiêu của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta đối với dân tộc thiểu số và miền núi. Trong giai đoạn vừa qua,thể chế hóa chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về dân tộc thiểu số và miền núi được xây dựng và hoàn thiện một cách tương đối cơ bản;tuy nhiên, việc thi hành trên thực tế lại còn một số hạn chế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các chủ trương, chính sách này. Bài viết này sẽ đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi của cơ quan hành chính nhà nước, qua đó, tìm ra những điểm hạn chế, bất cập và bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trong thi hành pháp luật về dân tộc thiểu số, miền núi.