Cục trưởng Cù Thu Anh: Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chếTrong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã chia sẻ về những đột phá cần thiết trong phân cấp, phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.* Nhiều ý kiến cho rằng đổi mới mô hình quản trị nhà nước theo hướng phân định rõ ràng giữa Trung ương và địa phương chính là chìa khóa thúc đẩy hiệu lực quản lý. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Có thể nói, tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Các nội dung sửa đổi đã thể hiện được tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước dài hạn của Đảng, đồng thời thể hiện định hướng, mô hình quản trị nhà nước hiện đại, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Các nội dung đổi mới, đặc biệt là nội dung về phân cấp chính quyền địa phương đã thể hiện rõ tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư đó là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Nội dung sửa đổi đã thể hiện rõ, tách bạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, theo đó chính quyền Trung ương thực hiện việc xây dựng chính sách, kiến tạo môi trường, thể chế, là khâu đột phá về đổi mới thể chế; chính quyền địa phương được xây dựng theo mô hình 2 cấp, là nơi thực thi các chính sách, tăng cường hiệu lực, hiệu năng của chính quyền cơ sở.
Trong đó, chính quyền Trung ương ban hành, hoạch định chính sách, có sự theo dõi các phản hồi về chính sách thông qua các hoạt động quản lý nhà nước, chính quyền địa phương thực thi các chính sách này và có sự phản hồi đối với sự phù hợp về chính sách, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công vụ. Dự thảo Nghị quyết đã thể hiện rõ ràng tinh thần, định hướng sửa đổi mô hình quản trị Nhà nước có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng hướng tới phục vụ người dân, phục vụ thị trường, xóa bỏ các cấp trung gian, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tôi cho rằng đây là bước đột phá rất quan trọng trong cải cách thể chế, phù hợp với xu thế hiện đại hóa nền hành chính và chuyển dịch mạnh mẽ về tư duy quản trị công.
* Một điểm đáng lưu tâm khác là việc bảo đảm quyền giám sát của HĐND đối với các cơ quan tư pháp tại địa phương, nhất là trong bối cảnh đang tổ chức lại hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát. Theo ông, điều gì cần được cân nhắc để không làm suy giảm vai trò giám sát của cơ quan dân cử?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Theo tôi, cần cân nhắc việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 trong dự thảo bởi lẽ chất vấn là một hình thức giám sát rất quan trọng trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật tại địa phương. Việc chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND góp phần cung cấp thêm thông tin để phục vụ hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật tại địa phương.
Nếu chỉ ghi nhận đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND thì mới chỉ quy định quyền chất vấn các cơ quan thực hiện quyền hành pháp mà chưa thực hiện chất vấn đối với các cơ quan Tư pháp ở địa phương, dẫn tới việc giám sát chưa toàn diện, hạn chế quyền giám sát của cơ quan dân cử.
Đơn cử trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, việc giám sát của Nhân dân nói chung và của đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện quyền của người dân yêu cầu Nhà nước bồi thường được thực thi hiệu quả trên thực tế, qua đó bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”.
Nội dung này đã được thể chế hóa trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thông qua việc quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho người dân phát sinh trong hoạt động tố tụng, thi hành án và quản lý hành chính.
Việc tăng cường hoạt động giám sát của Nhân dân nói chung và đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND góp phần giảm thiểu phát sinh các hành vi công vụ trái pháp luật của cán bộ các cơ quan tố tụng có khả năng phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, qua đó nâng cao chất lượng công vụ của cán bộ các cơ quan này ở địa phương. Đồng thời, trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng, việc giám sát của Nhân dân cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ bảo đảm việc giải quyết bồi thường ở địa phương được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.
Theo Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết “thực tế hiện nay việc chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND chỉ thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Sắp tới thực hiện chủ trương của Đảng về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sẽ không tổ chức TAND và VKSND cấp huyện mà thay thế bằng TAND, VKSND khu vực không gắn với một đơn vị hành chính cụ thể nên sẽ không có HĐND ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn”.
Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thì hệ thống tổ chức TAND, VKSND có 3 cấp: TAND và VKSNDTC, cấp tỉnh, cấp khu vực.
Như vậy, việc chất vấn đối với Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh cần được thực hiện tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như quy định hiện nay, nếu bỏ nội dung này thì sẽ làm mất quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chất vấn đối với các cơ quan Tư pháp ở địa phương. Đối với việc chất vấn Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND khu vực có thể nghiên cứu quy định theo hướng việc chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND khu vực có thể do đại biểu HĐND xã nơi có trụ sở của TAND, VKSND khu vực thực hiện hoặc địa bàn nơi thuộc thẩm quyền truy tố, xét xử của TAND, VKSND khu vực thực hiện.
Như vậy, dự kiến khoản 2 Điều 115 sẽ sửa đổi như sau: “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu”.
* Ông đánh giá thế nào về tinh thần chung trong đợt lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Tôi đánh giá rất cao tinh thần cầu thị, nghiêm túc, đồng bộ trong việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ban, ngành. Đây là một hoạt động thực chất, được triển khai bài bản từ Trung ương tới cơ sở.
Tại Cục, chúng tôi tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia đầy đủ của toàn thể công chức, viên chức, người lao động. Không khí góp ý rất sôi nổi, mọi người đều cảm nhận rõ tầm quan trọng của việc được tham gia xây dựng Hiến pháp - đạo luật nền tảng của quốc gia.
Tôi tin rằng, với tinh thần trách nhiệm cao và sự đồng lòng từ các tầng lớp Nhân dân, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 sẽ thực sự là một bước tiến lớn, đặt nền móng cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước trong những thập niên tới.
Hiến pháp là nền tảng pháp lý tối cao, xác lập những nguyên tắc căn bản nhất cho tổ chức và vận hành của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật pháp lý mà còn là một bước chuyển sâu rộng về tư duy quản trị, phản ánh những đòi hỏi mới của thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Lần sửa đổi này được đặt ra không chỉ nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị, pháp lý mà còn hướng tới xây dựng một nền quản trị nhà nước hiện đại, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi đề cập đến quyền chất vấn trong hoạt động của HĐND, không thể không nhấn mạnh rằng đây là biểu hiện sinh động của cơ chế giám sát quyền lực - một trong những trụ cột của Nhà nước pháp quyền. Việc thiết kế lại mô hình tổ chức tư pháp theo khu vực đặt ra yêu cầu mới đối với cách thức giám sát, không thể áp dụng cơ học mô hình cũ mà phải có sự thích ứng phù hợp. Ở đây, đề xuất cho phép HĐND cấp xã nơi có trụ sở của TAND, VKSND khu vực hoặc địa bàn nơi thuộc thẩm quyền truy tố, xét xử của TAND, VKSND khu vực thực hiện quyền chất vấn là một giải pháp linh hoạt, thể hiện sự cập nhật với thực tế tổ chức bộ máy đang thay đổi.
Hơn thế, việc duy trì chất vấn ở cấp tỉnh vẫn là cần thiết, bởi không chỉ đảm bảo sự nối tiếp hệ thống giám sát hiện hành mà còn khẳng định vai trò không thể thay thế của HĐND trong kiểm soát quyền lực nhà nước tại địa phương. Sự thận trọng trong từng kiến nghị này cho thấy Cục không chỉ quan tâm đến tính hợp lý về mặt pháp lý mà còn đặt ưu tiên cao cho sự khả thi và hiệu quả trong thực thi.
Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường Nhà nước cũng đã góp ý chi tiết ở góc độ kỹ thuật lập hiến, có thể thấy rằng sự kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ của Cục phản ánh tinh thần chuyên nghiệp và trách nhiệm cao trong hoạt động góp ý sửa đổi Hiến pháp. Đó là bảo vệ sự chuẩn mực của văn bản pháp lý nền tảng của quốc gia. Một bản Hiến pháp có ngôn ngữ chính xác, mạch lạc không chỉ giúp thuận lợi trong việc áp dụng mà còn góp phần hình thành tư duy pháp lý chuẩn chỉ trong xã hội.
Việc góp ý Hiến pháp lần này không đơn thuần là nhiệm vụ chính trị, mà còn là cơ hội để các cơ quan chuyên môn thể hiện trách nhiệm trước đất nước. Chúng tôi rất trân trọng việc được tham gia góp ý một văn kiện lớn như Hiến pháp. Đây là cách để chúng tôi đóng góp cho sự nghiệp đổi mới thể chế, cải cách bộ máy và cuối cùng là phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại, đổi mới mô hình quản trị nhà nước không thể chỉ nằm trên lý thuyết hay khẩu hiệu. Những đóng góp cụ thể, thực chất và sâu sắc từ các cơ quan như Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước chính là nền móng để xây dựng một bản Hiến pháp thực sự phản ánh trí tuệ tập thể, phù hợp với thực tiễn và có sức sống lâu dài trong đời sống pháp lý quốc gia.
Với kinh nghiệm quản lý, thực tiễn phong phú và tinh thần xây dựng, tôi cho rằng những đề xuất từ Cục là một phần quan trọng trong tổng thể trí tuệ góp vào quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 - không chỉ để làm tốt hơn hôm nay, mà còn để kiến tạo những nền tảng vững chắc cho tương lai dài hạn của nền hành chính quốc gia.
* Trân trọng cảm ơn ông!Thiên Thanh
Cục trưởng Cù Thu Anh: Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chế
24/05/2025
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh, Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) đã chia sẻ về những đột phá cần thiết trong phân cấp, phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.
* Nhiều ý kiến cho rằng đổi mới mô hình quản trị nhà nước theo hướng phân định rõ ràng giữa Trung ương và địa phương chính là chìa khóa thúc đẩy hiệu lực quản lý. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Có thể nói, tôi hoàn toàn nhất trí với chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Các nội dung sửa đổi đã thể hiện được tầm nhìn, định hướng phát triển đất nước dài hạn của Đảng, đồng thời thể hiện định hướng, mô hình quản trị nhà nước hiện đại, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Các nội dung đổi mới, đặc biệt là nội dung về phân cấp chính quyền địa phương đã thể hiện rõ tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư đó là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Nội dung sửa đổi đã thể hiện rõ, tách bạch về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, theo đó chính quyền Trung ương thực hiện việc xây dựng chính sách, kiến tạo môi trường, thể chế, là khâu đột phá về đổi mới thể chế; chính quyền địa phương được xây dựng theo mô hình 2 cấp, là nơi thực thi các chính sách, tăng cường hiệu lực, hiệu năng của chính quyền cơ sở.
Trong đó, chính quyền Trung ương ban hành, hoạch định chính sách, có sự theo dõi các phản hồi về chính sách thông qua các hoạt động quản lý nhà nước, chính quyền địa phương thực thi các chính sách này và có sự phản hồi đối với sự phù hợp về chính sách, trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả công vụ. Dự thảo Nghị quyết đã thể hiện rõ ràng tinh thần, định hướng sửa đổi mô hình quản trị Nhà nước có sự phân cấp, phân quyền rõ ràng hướng tới phục vụ người dân, phục vụ thị trường, xóa bỏ các cấp trung gian, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tôi cho rằng đây là bước đột phá rất quan trọng trong cải cách thể chế, phù hợp với xu thế hiện đại hóa nền hành chính và chuyển dịch mạnh mẽ về tư duy quản trị công.
* Một điểm đáng lưu tâm khác là việc bảo đảm quyền giám sát của HĐND đối với các cơ quan tư pháp tại địa phương, nhất là trong bối cảnh đang tổ chức lại hệ thống Tòa án và Viện kiểm sát. Theo ông, điều gì cần được cân nhắc để không làm suy giảm vai trò giám sát của cơ quan dân cử?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Theo tôi, cần cân nhắc việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 trong dự thảo bởi lẽ chất vấn là một hình thức giám sát rất quan trọng trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật tại địa phương. Việc chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND góp phần cung cấp thêm thông tin để phục vụ hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật tại địa phương.
Nếu chỉ ghi nhận đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND thì mới chỉ quy định quyền chất vấn các cơ quan thực hiện quyền hành pháp mà chưa thực hiện chất vấn đối với các cơ quan Tư pháp ở địa phương, dẫn tới việc giám sát chưa toàn diện, hạn chế quyền giám sát của cơ quan dân cử.
Đơn cử trong lĩnh vực bồi thường nhà nước, việc giám sát của Nhân dân nói chung và của đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng là một phương thức quan trọng để bảo đảm thực hiện quyền của người dân yêu cầu Nhà nước bồi thường được thực thi hiệu quả trên thực tế, qua đó bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân đã được Hiến pháp ghi nhận. Khoản 5 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự”.
Nội dung này đã được thể chế hóa trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thông qua việc quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho người dân phát sinh trong hoạt động tố tụng, thi hành án và quản lý hành chính.
Việc tăng cường hoạt động giám sát của Nhân dân nói chung và đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND góp phần giảm thiểu phát sinh các hành vi công vụ trái pháp luật của cán bộ các cơ quan tố tụng có khả năng phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, qua đó nâng cao chất lượng công vụ của cán bộ các cơ quan này ở địa phương. Đồng thời, trong trường hợp phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng, việc giám sát của Nhân dân cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ bảo đảm việc giải quyết bồi thường ở địa phương được thực hiện kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người bị thiệt hại.
Theo Bản thuyết minh về dự thảo Nghị quyết “thực tế hiện nay việc chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND chỉ thực hiện tại HĐND cấp tỉnh, cấp huyện. Sắp tới thực hiện chủ trương của Đảng về kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện sẽ không tổ chức TAND và VKSND cấp huyện mà thay thế bằng TAND, VKSND khu vực không gắn với một đơn vị hành chính cụ thể nên sẽ không có HĐND ngang cấp để thực hiện quyền chất vấn”.
Theo Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Ban chấp hành Trung ương về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thì hệ thống tổ chức TAND, VKSND có 3 cấp: TAND và VKSNDTC, cấp tỉnh, cấp khu vực.
Như vậy, việc chất vấn đối với Chánh án TAND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh cần được thực hiện tại Hội đồng nhân dân cấp tỉnh như quy định hiện nay, nếu bỏ nội dung này thì sẽ làm mất quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chất vấn đối với các cơ quan Tư pháp ở địa phương. Đối với việc chất vấn Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND khu vực có thể nghiên cứu quy định theo hướng việc chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND khu vực có thể do đại biểu HĐND xã nơi có trụ sở của TAND, VKSND khu vực thực hiện hoặc địa bàn nơi thuộc thẩm quyền truy tố, xét xử của TAND, VKSND khu vực thực hiện.
Như vậy, dự kiến khoản 2 Điều 115 sẽ sửa đổi như sau: “Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND và người đứng đầu cơ quan thuộc UBND. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu”.
* Ông đánh giá thế nào về tinh thần chung trong đợt lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này?
- Cục trưởng Cù Thu Anh: Tôi đánh giá rất cao tinh thần cầu thị, nghiêm túc, đồng bộ trong việc tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, ban, ngành. Đây là một hoạt động thực chất, được triển khai bài bản từ Trung ương tới cơ sở.
Tại Cục, chúng tôi tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia đầy đủ của toàn thể công chức, viên chức, người lao động. Không khí góp ý rất sôi nổi, mọi người đều cảm nhận rõ tầm quan trọng của việc được tham gia xây dựng Hiến pháp - đạo luật nền tảng của quốc gia.
Tôi tin rằng, với tinh thần trách nhiệm cao và sự đồng lòng từ các tầng lớp Nhân dân, dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 sẽ thực sự là một bước tiến lớn, đặt nền móng cho sự phát triển ổn định và bền vững của đất nước trong những thập niên tới.
Hiến pháp là nền tảng pháp lý tối cao, xác lập những nguyên tắc căn bản nhất cho tổ chức và vận hành của Nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 không chỉ là điều chỉnh kỹ thuật pháp lý mà còn là một bước chuyển sâu rộng về tư duy quản trị, phản ánh những đòi hỏi mới của thực tiễn phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Lần sửa đổi này được đặt ra không chỉ nhằm hoàn thiện hệ thống chính trị, pháp lý mà còn hướng tới xây dựng một nền quản trị nhà nước hiện đại, minh bạch, hiệu lực và hiệu quả.
Bên cạnh đó, khi đề cập đến quyền chất vấn trong hoạt động của HĐND, không thể không nhấn mạnh rằng đây là biểu hiện sinh động của cơ chế giám sát quyền lực - một trong những trụ cột của Nhà nước pháp quyền. Việc thiết kế lại mô hình tổ chức tư pháp theo khu vực đặt ra yêu cầu mới đối với cách thức giám sát, không thể áp dụng cơ học mô hình cũ mà phải có sự thích ứng phù hợp. Ở đây, đề xuất cho phép HĐND cấp xã nơi có trụ sở của TAND, VKSND khu vực hoặc địa bàn nơi thuộc thẩm quyền truy tố, xét xử của TAND, VKSND khu vực thực hiện quyền chất vấn là một giải pháp linh hoạt, thể hiện sự cập nhật với thực tế tổ chức bộ máy đang thay đổi.
Hơn thế, việc duy trì chất vấn ở cấp tỉnh vẫn là cần thiết, bởi không chỉ đảm bảo sự nối tiếp hệ thống giám sát hiện hành mà còn khẳng định vai trò không thể thay thế của HĐND trong kiểm soát quyền lực nhà nước tại địa phương. Sự thận trọng trong từng kiến nghị này cho thấy Cục không chỉ quan tâm đến tính hợp lý về mặt pháp lý mà còn đặt ưu tiên cao cho sự khả thi và hiệu quả trong thực thi.
Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường Nhà nước cũng đã góp ý chi tiết ở góc độ kỹ thuật lập hiến, có thể thấy rằng sự kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ của Cục phản ánh tinh thần chuyên nghiệp và trách nhiệm cao trong hoạt động góp ý sửa đổi Hiến pháp. Đó là bảo vệ sự chuẩn mực của văn bản pháp lý nền tảng của quốc gia. Một bản Hiến pháp có ngôn ngữ chính xác, mạch lạc không chỉ giúp thuận lợi trong việc áp dụng mà còn góp phần hình thành tư duy pháp lý chuẩn chỉ trong xã hội.
Việc góp ý Hiến pháp lần này không đơn thuần là nhiệm vụ chính trị, mà còn là cơ hội để các cơ quan chuyên môn thể hiện trách nhiệm trước đất nước. Chúng tôi rất trân trọng việc được tham gia góp ý một văn kiện lớn như Hiến pháp. Đây là cách để chúng tôi đóng góp cho sự nghiệp đổi mới thể chế, cải cách bộ máy và cuối cùng là phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện đại, đổi mới mô hình quản trị nhà nước không thể chỉ nằm trên lý thuyết hay khẩu hiệu. Những đóng góp cụ thể, thực chất và sâu sắc từ các cơ quan như Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước chính là nền móng để xây dựng một bản Hiến pháp thực sự phản ánh trí tuệ tập thể, phù hợp với thực tiễn và có sức sống lâu dài trong đời sống pháp lý quốc gia.
Với kinh nghiệm quản lý, thực tiễn phong phú và tinh thần xây dựng, tôi cho rằng những đề xuất từ Cục là một phần quan trọng trong tổng thể trí tuệ góp vào quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 - không chỉ để làm tốt hơn hôm nay, mà còn để kiến tạo những nền tảng vững chắc cho tương lai dài hạn của nền hành chính quốc gia.
* Trân trọng cảm ơn ông!
Thiên Thanh