Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn - Quy định của pháp luật XLVPHC và pháp luật hình sự 27/11/2018

Hiện nay, Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) và Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đều có quy định về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Bài viết tập trung phân tích để làm rõ sự giống nhau và khác nhau trong quy định của pháp luật về biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn với tư cách là một biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật XLVPHC và với tư cách là một biện pháp giám sát, giáo dục theo quy định của Bộ luật hình sự trên các khía cạnh: Về đối tượng áp dụng; Về thời hạn và thẩm quyền áp dụng; Về nguyên tắc áp dụng; trình tự, thủ tục thi hành. Qua đó, tác giả đưa ra đề xuất, kiến nghị để tiếp tục có sự nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật trong việc quy định áp dụng biện pháp này.

Xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh 13/11/2018

Luật cạnh tranh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 (Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành) . Luật cạnh tranh đã dành một chương (chương IX) quy định về xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh, trong đó, có những quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” . Bài viết tập trung phân tích những quy định về xử phạt vi phạm hành chính về cạnh tranh theo quy định của Luật cạnh tranh năm 2018 trong mối liên hệ, so sánh với quy định của Luật cạnh tranh năm 2004 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.