Xác định thế nào là đã bị xử phạt vi phạm hành chính
24/03/2020
Đặt vấn đề
Thời gian qua, việc xác định thế nào là đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) gặp nhiều vướng mắc, bất cập do các quy định liên quan đến vấn đề này tại Luật hiện hành chưa cụ thể và không thống nhất. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung phân tích những vướng mắc, bất cập, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng xử lý có thể nghiên cứu, tham khảo để quy định cụ thể, rõ ràng hơn nội dung này trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính .
Mức phạt tiền trong mối quan hệ giữa pháp luật hành chính và pháp luật hình sự
19/03/2020
Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ ba) thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014 . Trong đó, Luật XLVPHC quy định phạt tiền là hình thức xử phạt chính và “Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật ngày” . Trong khi đó, khác với Luật XLVPHC, hình phạt tiền theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung (khi không áp dụng là hình phạt chính). Bài viết tập trung phân tích, làm rõ quy định của pháp luật hành chính và pháp luật hình sự về phạt tiền và mức phạt tiền, đồng thời chỉ ra mối liên hệ cũng như sự khác nhau trong quy định của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính về mức phạt tiền, qua đó, khẳng định rằng không nhất thiết trong mọi trường hợp mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính phải dưới mức tối thiểu của khung hình phạt tiền là hình phạt chính đối với hành vi vi phạm hình sự tương ứng.
Áp dụng biện pháp XLHC đối với người dưới 18 tuổi trong mối quan hệ với quy định của BLHS năm 2015
06/03/2020
Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 . Theo quy định của Luật XLVPHC, tùy theo dấu hiệu của hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi (Người chưa thành niên) mà họ sẽ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng. Bài viết tập trung phân tích các quy định của Luật XLVPHC về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm trong mối tương quan, so sánh với quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 (BLHS) (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), đồng thời, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa quy định của Luật XLVPHC với quy định của BLHS.
Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi – Một số vấn đề đặt ra
03/03/2020
Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm 2008). Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 đã dành một chương (chương IV) quy định về cai nghiện ma túy, trong đó có quy định về người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bài viết tập trung phân tích những quy định của pháp luật đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi (trong đó có sự so sánh với quy định của pháp luật đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên), thực tiễn thi hành pháp luật thời gian qua đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi và một số vấn đề đặt ra trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật đối với đối tượng này.
Nâng xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật – tồn tại, hạn chế và đề xuất, kiến nghị
24/02/2020
Bài viết nêu và phân tích một số tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ nâng xếp hạng Chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật (Chỉ số B1) của Việt Nam năm 2019, đồng thời, đề xuất, kiến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục cải thiện điểm số, duy trì thứ hạng chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật trong năm 2020.
Tìm hiểu về một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam
19/02/2020
Bài viết tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng của một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2019 so với năm 2018 và so với mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 về nâng thứ hạng của các chỉ số, nhóm chỉ số này. Đồng thời, có sự so sánh về mục tiêu cải thiện điểm số và thứ hạng của một số chỉ số, nhóm chỉ số nói chung và cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói riêng mà Nghị quyết số 02/NQ-CP năm 2019 và 2020 đặt ra.