Xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 28/04/2020

Nghị định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật (THPL) về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) được Chính phủ ban hành ngày 12/02/2020 (Nghị định số 19/2020/NĐ-CP) và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/3/2020. Đối với các quy định về xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC thì có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2020 . Nghị định số 19/2020/NĐ-CP đã dành một chương (Chương IV) quy định cụ thể về xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC. Bài viết tập trung phân tích những quy định pháp luật về xử lý kỷ luật trong THPL về XLVPHC trong mối liên hệ với quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 , pháp luật về xử lý kỷ luật trong thi hành án hành chính và xử lý kỷ luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng .

Tư cách chủ thể của chi nhánh, văn phòng đại diện trong quan hệ pháp luật về xử lý VPHC 23/04/2020

Đặt vấn đề Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) quy định cá nhân, tổ chức là chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trong đó, tổ chức là các chủ thể được liệt kê tại khoản 10 Điều 2 Luật XLVPHC, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật .

Sửa đổi một số quy định của luật xử lý vi phạm hành chính về thi hành quyết định xử phạt tiền 18/04/2020

Đặt vấn đề Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Mục 2 Chương III của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), từ Điều 69 đến Điều 85, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như: gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành; chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa phương này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa phương khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt; nộp tiền phạt, nộp tiền phạt nhiều lần, hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt; xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu... Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn, tập trung nghiên cứu, đánh giá những vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện cũng như đề xuất sửa đổi một số quy định trực tiếp liên quan đến thi hành quyết định xử phạt tiền trong Luật XLVPHC nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cụ thể là các quy định về hoãn thi hành quyết định phạt tiền, giảm, miễn tiền phạt và nộp tiền phạt nhiều lần.

Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính 18/04/2020

Đặt vấn đề Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 - sau đây gọi là Luật Sở hữu trí tuệ). Hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ là một trong các dạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Về mặt khoa học pháp lý, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể liên quan đến toàn bộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung (quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng), tuy nhiên, về mặt luật thực định, pháp luật hiện hành chỉ quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp. Do vậy, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thực chất chỉ gói trọn trong các hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu công nghiệp.

Tổ chức bộ máy, biên chế làm công tác THPL về XLVPHC – Thực trạng và một số đề xuất, kiến nghị 10/04/2020

Bài viết đề cập đến những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế trong xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật (THPL) về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương, qua đó, đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần nâng cao hiệu quả THPL về XLVPHC.

Quyền sở hữu - góc nhìn từ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 01/04/2020

Quyền sở hữu là một quyền Hiến định . Đây luôn là một trong những vấn đề trọng tâm của pháp luật luật dân sự nói riêng và của cả hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Ở khía cạnh quyền sở hữu, các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính chủ yếu tập trung đề cập đến vấn đề chấm dứt quyền sở hữu. Có thể kể đến một số căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định trong pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như: Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, sung vào ngân sách nhà nước; tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tiêu hủy do bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu (và xử lý sau tịch thu) hoặc do bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy hoặc do đối tượng vi phạm hành chính chủ động thực hiện để xóa dấu vết (tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm)… Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung bình luận những quy định về tịch thu tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong mối liên hệ với các quy định của pháp luật dân sự để từ đó thấy được, quyền sở hữu là một trong những quyền năng quan trọng nhất của một cá nhân nhưng không phải là một thứ quyền “tuyệt đối” và quyền sở hữu của công dân luôn gắn liền với một chế độ sở hữu nhất định, trong một khuôn khổ pháp luật nhất định.

Tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt VPHC thông qua cơ chế kiểm tra, xử lý kỷ luật 25/03/2020

1. Thẩm quyền xử phạt VPHC của các chức danh trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012