Sự cần thiết xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giớiTrong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là đối với người dân tại địa bàn có chung đường biên giới . Đây là khu vực miền núi, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, vấn đề nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hết sức hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân mà các đối tượng xấu luôn lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội như buôn bán, vận chuyển tàng trữ ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em, đưa người sang nước ngoài trái phép, …. Do đó, cần có những giải pháp đảm bảo tính đặc thù, tính đồng bộ, tính hiệu quả để nâng cao chất lượng PBGDPL, trong đó, cần sớm hình thành tiêu chí riêng để lượng hoá (TCLH) đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới trong thời gian tới .1. Vai trò của việc xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
TCLH đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới có ý nghĩa tạo hành lang thể chế hình thành các chuẩn mực, thước đo để đưa ra những nhận định chính xác, khách quan, toàn diện về thực trạng toàn bộ hoạt động, kết quả quản lý đánh giá công tác PBGDPL tại khu vực biên giới. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý này bao gồm nhiều loại khác nhau. Có thể căn cứ vào theo khả năng đo lường, có tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính, sẽ có tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nhà nước PBGDPL, tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức, phạm vi … về PBGDPL và tiêu chí đánh giá quá trình thanh tra, kiểm tra PBGDPL. …
TCLH đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới giúp đo lường giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý có thể nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý PBGDPL tại khu vực biên giới. Để thực hiện được vai trò của mình, hệ thống tiêu chí đánh giá cần đáp ứng các yêu cầu sau: rõ ràng; bảo đảm tính hợp pháp; bảo đảm tính thực chất và công bằng; bảo đảm tính khả thi và tiết kiệm; bảo đảm tính toàn diện; bảo đảm tính cập nhật.
(Giáo dân giáo xứ Danh Giáo xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được Đồn Biên phòng Trà Lý phổ biến các nội dung của Luật Biên phòng Việt Nam. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN))
2. Xác định tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
Vấn đề đánh giá chất lượng, hiệu quả PBGDPL hiện nay đang là vấn đề thời sự, khó khăn trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về PBGDPL, kinh nghiệm thế giới chưa có nhiều bài học đặc thù cho Việt Nam học tập tiếp thu hoàn thiện thể chế. “Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (Khoa Luật, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội), lâu nay chúng ta thường có quan niệm phải đo lường về tình hình vi phạm pháp luật hay tình hình chấp hành đúng pháp luật trong các lĩnh vực nhất định để đánh giá hiệu quả PBGDPL. Điều này đúng về nguyên tắc, song chỉ mang tính tương đối. Về thực tiễn, theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, không thể nóng vội, không thể nhìn vào một hiện tượng vi phạm pháp luật mà quy chụp, đánh giá công tác PBGDPL. Thực tế, việc lượng hóa, định tính, định lượng là rất khó, bởi sự chuyển hóa phải cần quá trình lâu dài”.
Ngày 20/6/2020, nhằm tăng cường và bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác phố biến giáo dục pháp luật (PBGDPL,) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Kết luận số 80-KL/TW của Đảng là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng, giúp tạo tiền đề và nền tảng vững chắc đề tiếp tục triển khai hoạt động PBGDPL một cách hệ thống, đồng bộ và hiệu quả trong cả hệ thống chính trị. Theo đó, nội dung của Kết luận số 80-KL/TW đã tập trung quán triệt những định hướng, gợi mở lớn cho việc thực hiện PBGDPL, của toàn bộ hệ thống chính trị trong thời gian tới trước những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và các yêu cầu bảo đảm quyền thông tin pháp luật của người dân. Một trong số đó là những chủ trương cho hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Cụ thể, Kết luận coi “ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phố biến, giáo dục pháp luật”. Hiện tại, cả nước đang áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thành phần Bộ tiêu chí gồm các nhóm nội dung sau: i) nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PBGDPL (tối đa 30 điểm): ii) nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động PBGDPL (tối đa 20 điểm): ii) nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác PBGDPL (tối đa 20 điểm); iv) nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác PBGDPL đối với xã hội ( tối đa 20 điểm): v) nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm).
Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Sự ra đời của Đề án 979 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL sẽ được tiếp cận theo một cơ chế mới, đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện, chặt chẽ, khả thi, thực chất hơn. Điều này được thể hiện ở khung tiêu chí đánh giá gồm 2 nhóm: những tiêu chí chung cho mọi chủ thể và nhóm tiêu chí riêng của các bộ, ngành, địa phương được kết hợp theo yêu cầu khoa học, khách quan, khả thi, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn. Hiện tại phạm vi đề án đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tính, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề án có đưa ra 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, khảo sát hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Huy động nguồn lực xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, mặc dù đã có những quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công PBGDPL bao gồm nội dung Bộ Tiêu chí; đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và biện pháp bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả cần có Bộ tiêu chí đo lường riêng để đánh giá sát hơn so với những tiêu chí chung áp dụng.
Trên cơ sở đó, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Thông tư số 03/2018/TT-BTP và Đề án 979, tác giả gợi mở xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới có thể xem xét ở góc độ về chủ thể, nội dung, hình thức PBGDPL như:
- Tiêu chí về tính thường xuyên: Hệ thống các loại thông tin về pháp luật cũng như tình hình thực tiễn thi hành, bảo vệ pháp luật được cập nhật một cách thường xuyên; các chủ thể cũng thường xuyên tiền hành các hoạt động PBGDPL.
- Tiêu chí về tính phù hợp: Thể hiện ở cả chủ thể, nội dung và hình thức PBGDPL. Việc lựa chọn nội dung PBGDPL trước hết phải xuất phát từ đối tượng được PBGDPL là ai? Trình độ nhận thức, điều kiện hoàn cảnh sống của họ như thế nào? Họ có quan tâm đến lĩnh vực pháp luật dự kiến được phổ biến không? Vướng mắc nào họ thường gặp? Tùy theo đối tượng PBGDPL mà nội dung phố biến pháp luật có thể nông, sâu khác nhau. Đề xác định được mức độ thích hợp cho từng đối tượng thì cần nghiên cứu, khảo sát nhu cầu, đặc điểm của đối tượng. Cùng với đó, căn cứ vào vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; căn cứ vào phong tục, tập quán của nơi tiến hành PBGDPL đề tiền hành các hình thức PBGDPL phù hợp.
Đặc thù ở khu vực biên giới, đối tượng được phổ biến đa phần là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá hạn chế, điều kiện hoàn cảnh sống còn khó khăn thì nội dung PBGDPL phải gắn với nhu cầu đời sống của người dân như vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết, phá rừng, buôn bán ma tuý, buôn bán người, các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân..... Chủ thể PBGDPL phải ưu tiên lực lượng tại chỗ là già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, công an, tổ chức chính trị xã hội... Hình thức PBGDPL phải đơn giản dễ hiểu, thay đổi linh hoạt.
- Tiêu chí về tính bao quát: Diện bao quát của PBGDPL thể hiện ở một số tiêu chí sau: Số lượt người được phổ biến về văn bản pháp luật hoặc số nội dung pháp luật cần PBGDPL phù hợp, có liên quan đến đối tượng.
- Tiêu chí Mức độ chi phí: Chi phí về thời gian tổ chức, chi phí về nhân lực tham gia, chi phí về tài chính cơ sở vật chất đầu tư; theo đó tính theo mức giới hạn chị của ngân sách nhà nước đã phê duyệt. Căn cứ vào đó, các chương trình PBGDPL sẽ xem xét chi phí cao hơn, thấp hơn hay bằng mức giới hạn trong dự toán ngân sách nhà nước ở mỗi địa phương, cấp, ngành.
+ Tiêu chí về sự thay đổi về nhận thức, hành vi của các đối tượng được PBGDP. Đây là kết quả tác động của những văn bản pháp luật được phố biến, tuyên truyền trong việc thực hiện pháp luật và chính sách của Nhà nước ở địa phương. Sau khi PBGDPL, những biểu hiện tiêu cực, khiếu nại, tổ cáo, mâu thuẫn tranh chấp trong các quan hệ được giảm đi. Đặc biệt là số lượng những vụ vi phạm pháp luật, mức độ vi phạm theo chiều hướng thuyên giảm. Những người tốt, việc tốt trong thực thi pháp luật ở những địa bàn được PBGDPL có chiều hướng phát triển tốt. Thông qua công tác PBGDPL, người dân tại địa bàn quan tâm hơn tới việc tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật...
Dù dựa trên những tiêu chí như thế nào, cách thức đánh giá hiệu quả PBGDPL phải dựa trên cơ sở đo lường, so sánh giữa mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL với kết quả đạt được trên thực tế và với chi phí xã hội để đạt kết quả (tài chính, nhân lực, thời gian...); kết hợp giữa hiệu quả PBGDPL với hoạt động quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và sự tác động của công tác PBGDPL đối với chuyển biến về nhận thức, hành vi tuân theo pháp luật của đối tượng được PBGDPL, báo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực trong đánh giá. Việc đánh giá theo hướng: kết hợp giữa sự tự đánh giá của bộ, ngành, địa phương với sự đánh giá của đối tượng thụ hưởng công tác PBGDPL (người dân, tổ chức, doanh nghiệp) đề báo đảm tính khách quan, toàn diện.
3. Gợi mở đề xuất giải pháp triển khai thực hiện xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
Để xây dựng một hệ thống tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới ở Việt Nam, một số nội dung, theo quan điểm của tác giả cần quan tâm thực hiện gồm:
+ Một là, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện việc đánh giá công tác quản lý đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Ba là, xây dựng CSDL quốc gia về quản lý công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL tại khu vực biên giới nói riêng để cung cấp tài liệu kiểm chứng phục vụ việc đánh giá công tác quản lý tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Bốn là, đa dạng hóa cách thức đánh giá công tác PBGDPL và xây dựng hệ thống chế tài để hệ thống tiêu chí đánh giá đối với công tác PBGDPL tại khu vực biên giới được thực hiện nghiêm túc, tránh hình thức./.TS. CVC Trần Văn Duy – Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
Sự cần thiết xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
07/11/2023
Trong những năm qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được cấp uỷ và chính quyền các cấp xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là đối với người dân tại địa bàn có chung đường biên giới . Đây là khu vực miền núi, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần, phong tục, tập quán của người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, vấn đề nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn hết sức hạn chế, cũng là một trong những nguyên nhân mà các đối tượng xấu luôn lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, hành vi phạm tội như buôn bán, vận chuyển tàng trữ ma túy, mua bán phụ nữ, trẻ em, đưa người sang nước ngoài trái phép, …. Do đó, cần có những giải pháp đảm bảo tính đặc thù, tính đồng bộ, tính hiệu quả để nâng cao chất lượng PBGDPL, trong đó, cần sớm hình thành tiêu chí riêng để lượng hoá (TCLH) đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới trong thời gian tới .
1. Vai trò của việc xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
TCLH đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới có ý nghĩa tạo hành lang thể chế hình thành các chuẩn mực, thước đo để đưa ra những nhận định chính xác, khách quan, toàn diện về thực trạng toàn bộ hoạt động, kết quả quản lý đánh giá công tác PBGDPL tại khu vực biên giới. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý này bao gồm nhiều loại khác nhau. Có thể căn cứ vào theo khả năng đo lường, có tiêu chí định lượng và tiêu chí định tính, sẽ có tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý nhà nước PBGDPL, tiêu chí đánh giá nội dung, hình thức, phạm vi … về PBGDPL và tiêu chí đánh giá quá trình thanh tra, kiểm tra PBGDPL. …
TCLH đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới giúp đo lường giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý, cơ quan, đơn vị được giao quản lý, và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý có thể nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trên cơ sở nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản lý thông qua hệ thống tiêu chí đánh giá sẽ góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý PBGDPL tại khu vực biên giới. Để thực hiện được vai trò của mình, hệ thống tiêu chí đánh giá cần đáp ứng các yêu cầu sau: rõ ràng; bảo đảm tính hợp pháp; bảo đảm tính thực chất và công bằng; bảo đảm tính khả thi và tiết kiệm; bảo đảm tính toàn diện; bảo đảm tính cập nhật.
.jpg)
(Giáo dân giáo xứ Danh Giáo xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình được Đồn Biên phòng Trà Lý phổ biến các nội dung của Luật Biên phòng Việt Nam. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN))
2. Xác định tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
Vấn đề đánh giá chất lượng, hiệu quả PBGDPL hiện nay đang là vấn đề thời sự, khó khăn trong việc xây dựng, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về PBGDPL, kinh nghiệm thế giới chưa có nhiều bài học đặc thù cho Việt Nam học tập tiếp thu hoàn thiện thể chế. “Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế (Khoa Luật, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội), lâu nay chúng ta thường có quan niệm phải đo lường về tình hình vi phạm pháp luật hay tình hình chấp hành đúng pháp luật trong các lĩnh vực nhất định để đánh giá hiệu quả PBGDPL. Điều này đúng về nguyên tắc, song chỉ mang tính tương đối. Về thực tiễn, theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, không thể nóng vội, không thể nhìn vào một hiện tượng vi phạm pháp luật mà quy chụp, đánh giá công tác PBGDPL. Thực tế, việc lượng hóa, định tính, định lượng là rất khó, bởi sự chuyển hóa phải cần quá trình lâu dài”.
Ngày 20/6/2020, nhằm tăng cường và bảo đảm chất lượng, hiệu quả công tác phố biến giáo dục pháp luật (PBGDPL,) đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Kết luận số 80-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phố biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Kết luận số 80-KL/TW của Đảng là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng, giúp tạo tiền đề và nền tảng vững chắc đề tiếp tục triển khai hoạt động PBGDPL một cách hệ thống, đồng bộ và hiệu quả trong cả hệ thống chính trị. Theo đó, nội dung của Kết luận số 80-KL/TW đã tập trung quán triệt những định hướng, gợi mở lớn cho việc thực hiện PBGDPL, của toàn bộ hệ thống chính trị trong thời gian tới trước những thay đổi nhanh chóng về công nghệ và các yêu cầu bảo đảm quyền thông tin pháp luật của người dân. Một trong số đó là những chủ trương cho hoạt động đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL. Cụ thể, Kết luận coi “ý thức chấp hành pháp luật là thước đo hiệu quả công tác phố biến, giáo dục pháp luật”. Hiện tại, cả nước đang áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL ban hành theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thành phần Bộ tiêu chí gồm các nhóm nội dung sau: i) nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về PBGDPL (tối đa 30 điểm): ii) nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động PBGDPL (tối đa 20 điểm): ii) nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác PBGDPL (tối đa 20 điểm); iv) nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác PBGDPL đối với xã hội ( tối đa 20 điểm): v) nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm).
Ngày 12/8/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 979/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật” (Đề án 979). Sự ra đời của Đề án 979 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân. Theo đó, việc đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL sẽ được tiếp cận theo một cơ chế mới, đảm bảo tính khoa học, khách quan, toàn diện, chặt chẽ, khả thi, thực chất hơn. Điều này được thể hiện ở khung tiêu chí đánh giá gồm 2 nhóm: những tiêu chí chung cho mọi chủ thể và nhóm tiêu chí riêng của các bộ, ngành, địa phương được kết hợp theo yêu cầu khoa học, khách quan, khả thi, phù hợp với yêu cầu, bối cảnh thực tiễn. Hiện tại phạm vi đề án đánh giá thí điểm hiệu quả công tác PBGDPL trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Dân tộc và các tính, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là đổi mới toàn diện, tạo sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, khả thi, phù hợp với tính chất, mục tiêu, yêu cầu của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thực tiễn cuộc sống; đưa công tác này đi vào thực chất, hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành, sử dụng pháp luật của cơ quan, tổ chức, người dân, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đề án có đưa ra 05 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu gồm:
- Nghiên cứu, khảo sát hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Ban hành Khung tiêu chí đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổ chức thực hiện đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Huy động nguồn lực xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá thí điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Tổng kết, rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất định hướng hoàn thiện thể chế về đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Như vậy, mặc dù đã có những quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công PBGDPL bao gồm nội dung Bộ Tiêu chí; đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và biện pháp bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả cần có Bộ tiêu chí đo lường riêng để đánh giá sát hơn so với những tiêu chí chung áp dụng.
Trên cơ sở đó, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, Thông tư số 03/2018/TT-BTP và Đề án 979, tác giả gợi mở xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới có thể xem xét ở góc độ về chủ thể, nội dung, hình thức PBGDPL như:
- Tiêu chí về tính thường xuyên: Hệ thống các loại thông tin về pháp luật cũng như tình hình thực tiễn thi hành, bảo vệ pháp luật được cập nhật một cách thường xuyên; các chủ thể cũng thường xuyên tiền hành các hoạt động PBGDPL.
- Tiêu chí về tính phù hợp: Thể hiện ở cả chủ thể, nội dung và hình thức PBGDPL. Việc lựa chọn nội dung PBGDPL trước hết phải xuất phát từ đối tượng được PBGDPL là ai? Trình độ nhận thức, điều kiện hoàn cảnh sống của họ như thế nào? Họ có quan tâm đến lĩnh vực pháp luật dự kiến được phổ biến không? Vướng mắc nào họ thường gặp? Tùy theo đối tượng PBGDPL mà nội dung phố biến pháp luật có thể nông, sâu khác nhau. Đề xác định được mức độ thích hợp cho từng đối tượng thì cần nghiên cứu, khảo sát nhu cầu, đặc điểm của đối tượng. Cùng với đó, căn cứ vào vị trí địa lý, sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn; căn cứ vào phong tục, tập quán của nơi tiến hành PBGDPL đề tiền hành các hình thức PBGDPL phù hợp.
Đặc thù ở khu vực biên giới, đối tượng được phổ biến đa phần là người dân tộc thiểu số, trình độ văn hoá hạn chế, điều kiện hoàn cảnh sống còn khó khăn thì nội dung PBGDPL phải gắn với nhu cầu đời sống của người dân như vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết, phá rừng, buôn bán ma tuý, buôn bán người, các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân..... Chủ thể PBGDPL phải ưu tiên lực lượng tại chỗ là già làng, trưởng bản, bộ đội biên phòng, công an, tổ chức chính trị xã hội... Hình thức PBGDPL phải đơn giản dễ hiểu, thay đổi linh hoạt.
- Tiêu chí về tính bao quát: Diện bao quát của PBGDPL thể hiện ở một số tiêu chí sau: Số lượt người được phổ biến về văn bản pháp luật hoặc số nội dung pháp luật cần PBGDPL phù hợp, có liên quan đến đối tượng.
- Tiêu chí Mức độ chi phí: Chi phí về thời gian tổ chức, chi phí về nhân lực tham gia, chi phí về tài chính cơ sở vật chất đầu tư; theo đó tính theo mức giới hạn chị của ngân sách nhà nước đã phê duyệt. Căn cứ vào đó, các chương trình PBGDPL sẽ xem xét chi phí cao hơn, thấp hơn hay bằng mức giới hạn trong dự toán ngân sách nhà nước ở mỗi địa phương, cấp, ngành.
+ Tiêu chí về sự thay đổi về nhận thức, hành vi của các đối tượng được PBGDP. Đây là kết quả tác động của những văn bản pháp luật được phố biến, tuyên truyền trong việc thực hiện pháp luật và chính sách của Nhà nước ở địa phương. Sau khi PBGDPL, những biểu hiện tiêu cực, khiếu nại, tổ cáo, mâu thuẫn tranh chấp trong các quan hệ được giảm đi. Đặc biệt là số lượng những vụ vi phạm pháp luật, mức độ vi phạm theo chiều hướng thuyên giảm. Những người tốt, việc tốt trong thực thi pháp luật ở những địa bàn được PBGDPL có chiều hướng phát triển tốt. Thông qua công tác PBGDPL, người dân tại địa bàn quan tâm hơn tới việc tìm hiểu pháp luật, chấp hành pháp luật...
Dù dựa trên những tiêu chí như thế nào, cách thức đánh giá hiệu quả PBGDPL phải dựa trên cơ sở đo lường, so sánh giữa mục tiêu, yêu cầu của công tác PBGDPL với kết quả đạt được trên thực tế và với chi phí xã hội để đạt kết quả (tài chính, nhân lực, thời gian...); kết hợp giữa hiệu quả PBGDPL với hoạt động quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương và sự tác động của công tác PBGDPL đối với chuyển biến về nhận thức, hành vi tuân theo pháp luật của đối tượng được PBGDPL, báo đảm tính thống nhất, tránh trùng lắp, lãng phí nguồn lực trong đánh giá. Việc đánh giá theo hướng: kết hợp giữa sự tự đánh giá của bộ, ngành, địa phương với sự đánh giá của đối tượng thụ hưởng công tác PBGDPL (người dân, tổ chức, doanh nghiệp) đề báo đảm tính khách quan, toàn diện.
3. Gợi mở đề xuất giải pháp triển khai thực hiện xây dựng tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới
Để xây dựng một hệ thống tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới ở Việt Nam, một số nội dung, theo quan điểm của tác giả cần quan tâm thực hiện gồm:
+ Một là, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về hệ thống tiêu chí đánh giá công tác quản lý tiêu chí lượng hoá đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện việc đánh giá công tác quản lý đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Ba là, xây dựng CSDL quốc gia về quản lý công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL tại khu vực biên giới nói riêng để cung cấp tài liệu kiểm chứng phục vụ việc đánh giá công tác quản lý tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL tại khu vực biên giới.
+ Bốn là, đa dạng hóa cách thức đánh giá công tác PBGDPL và xây dựng hệ thống chế tài để hệ thống tiêu chí đánh giá đối với công tác PBGDPL tại khu vực biên giới được thực hiện nghiêm túc, tránh hình thức./.
TS. CVC Trần Văn Duy – Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp