Băn khoăn thi tuyển và chuyển đổi chấp hành viên
23/12/2008
Một trong những điểm mới cơ bản của Luật THADS so với Pháp lệnh THADS năm 2004 chính là những qui định về CHV (CHV). Với những qui định này, Luật THADS được hy vọng sẽ khắc phục những vướng mắc thời gian qua trong việc tuyển dụng, bố trí sử dụng, điều động, luân chuyển CHV.
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền liệu đã đủ?
18/12/2008
Sau nhiều lần lấy ý kiến các cơ quan, hữu quan và quần chúng nhân dân, hiện nay hai dự thảo của Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi bạo lực gia đình đã bước vào giai đoạn thẩm định cuối cùng để chuẩn bị ban hành. Riêng về Nghị định thứ 2, để chặn đứng tình trạng bạo lực gia đình, Ban soạn thảo đã có gắng đưa ra những mức phạt tiền rất cụ thể. Tuy nhiên, thực tế đã cho thấy, với nhiều hoàn cảnh, địa phương... phạt tiền chưa hẳn đã là hay nhất.
Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam năm 2007: Bộ Tư pháp xếp hạng 3 khối Bộ, ngành
18/12/2008
Từ tháng 7/2008, được sự chỉ đạo và bảo trợ của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT, sự hỗ trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Tin học Việt Nam thu thập số liệu và xây dựng Báo cáo Vietnam ICT Index 2007. Ngày 21/11/2008, bản dự thảo của Báo cáo Vietnam ICT Index 2007 đã được trình bày tại phiên họp thường kỳ của Ban Chỉ đạo Quốc gia về CNTT. Trên cơ sở các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các ý kiến đóng góp của các thành viên Ban Chỉ đạo, sau gần một tháng hoàn thiện, ngày 17/12/2008 Báo cáo Vietnam ICT Index 2007 chính thức công bố tại Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử tại Hà Nội
Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp: Cần lắng nghe xã hội, nếu muốn có văn bản tốt
17/12/2008
Chỉ riêng trong năm 2008, dư luận xã hội đã hai lần “sốc” trước sự ra đời của các Quyết định 16,17 của Bộ Giao thông vận tải và Quyết định 33, 34 của Bộ Y tế. Tuy rằng, khác cơ quan ban hành, nhưng những văn bản đó lại đều gặp nhau ở một điểm là không đảm bảo được tính hợp pháp, tính thống nhất hay tính khả thi... khi điều chỉnh những lĩnh vực có mối liên hệ rất quan trọng đối với đời sống thường nhật của người dân. Và, tiếc rằng đây không phải là chuyện hiếm trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản của các Bộ, ngành, địa phương hiện nay. Là người trực tiếp “đứng mũi chịu sào” để đảm bảo vấn đề chất lượng cho văn bản, Tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Bộ Tư pháp đã có đôi lời trao đổi về nguyên nhân cũng như những giải pháp khắc phục tình trạng này.