Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản QPPL và hoàn thiện hệ thống pháp luật 15/07/2020

Ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (Thông tư số 338/2016/TT-BTC). Đến nay, sau hơn 03 năm thi hành cho thấy một số quy định của Thông tư số 338/2016/TT-BTC không còn phù hợp. Bài viết tập trung phân tích một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Thông tư số 338/2016/TT-BTC, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, góp phần tiếp tục hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về vấn đề này.

Giải trình trong xử phạt vi phạm hành chính – Quy định của pháp luật và đề xuất, kiến nghị 17/06/2020

Ngày 20/6/2012, Quốc hội khoá XIII (kỳ họp thứ ba) đã thông qua Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật XLVPHC). Trong đó, có rất nhiều các nội dung mới được quy định trong Luật XLVPHC và giải trình là một trong những vấn đề mới được quy định trong Luật XLVPHC. Bài viết tập trung phân tích quy định của Luật XLVPHC về giải trình trong mối liên hệ, so sánh với quy định về giải trình trong pháp luật phòng, chống tham nhũng, đồng thời, phân tích thực tiễn thực hiện thủ tục giải trình trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) thời gian qua để thấy được bên cạnh những thuận lợi còn có những khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật cần kịp thời tháo gỡ, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về giải trình trong quá trình XPVPHC.

Đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 17/06/2020

Biện pháp xử lý hành chính (BPXLHC) đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (CSCNBB) là một trong những BPXLHC được quy định trong Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC), trong đó Luật XLVPHC có một điều quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào CSCNBB. Bài viết tập trung phân tích, làm rõ các quy định của Luật XLVPHC và các văn bản pháp luật có liên quan về đối tượng áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB, thực tiễn thực hiện thời gian qua. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPXLHC đưa vào CSCNBB.

Một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước ASEAN 19/05/2020

Bài viết tập trung tìm hiểu về điểm số và thứ hạng của một số chỉ số, nhóm chỉ số góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh (NLCT) của Việt Nam và các nước ASEAN năm 2019, đồng thời có sự phân tích, đánh giá thực trạng điểm số và thứ hạng của các chỉ số, nhóm chỉ số này của Việt Nam và các nước khác trong ASEAN năm 2019 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Bất cập của các nguyên tắc áp dụng pháp luật trong Luật Ban hành VBQPPL nhìn từ thực tiễn xử lý VPHC 19/05/2020

Áp dụng pháp luật là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều bước khác nhau, bắt đầu từ việc phân tích, đánh giá sự việc xảy ra trên thực tế, lựa chọn văn bản quy phạm pháp luật áp dụng đến việc ra văn bản áp dụng và tổ chức thực hiện văn bản áp dụng đã ban hành. Trong đó, việc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp đối với trường hợp cần áp dụng là bước rất quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật. Một trong những yêu cầu của việc lựa chọn quy phạm pháp luật đó là: xác định quy phạm được lựa chọn là quy phạm đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC đối với người chưa thành niên... 14/05/2020

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật XLVPHC) quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính (Điều 1 Luật XLVPHC), Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS) quy định về tội phạm và hình phạt (Điều 1 BLHS), Luật Phòng, chống ma túy năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2008 (Luật PCMT) quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy (Điều 1 Luật PCMT). Mặc dù mỗi Luật có phạm vi điều chỉnh khác nhau nhưng đều có những nội dung liên quan đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, một số nội dung liên quan đến người chưa thành niên vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Luật XLVPHC, BLHS, Luật PCMT và các văn bản quy quy định chi tiết hướng dẫn thi hành các Luật, Bộ luật này hiện đang có sự không thống nhất, làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.