Theo chân đoàn kiểm tra về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) của tỉnh Quảng Ngãi về các huyện trong chuyến công tác dài ngày, chúng tôi ghi nhận được những hình ảnh sinh động, những gian khó và cả những sáng tạo trong công việc của những người làm công tác TTPBGDPL, dù cố gắng hết sức phản ảnh thật đầy đủ nhất các họat động của các cơ quan, đơn vị địa phương, song chúng tôi vẫn cảm thấy chưa hài lòng với những ghi chép này, chưa thực sự đánh giá hết được đóng góp, công sức của đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL ở cơ sở
Họ đã có những năng động, sáng tạo bất ngờ, có những cách, những việc làm hết sức thuyết phục. Để đánh giá việc thực hiện Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phổ biến giáo dục pháp luật (2003-2007), theo dòng thời gian, chúng tôi ngược xuôi về các địa phương trong tỉnh để ghi nhận những cách thức đưa pháp luật vào đời sống của cộng đồng dân cư ở các vùng miền khác nhau.
Phần thứ nhất: Trở lại vùng căn cứ địa cách mạng Ba Tơ khởi nghĩa. Một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi chọn Ba Tơ là điểm đặt chân đầu tiên của đoàn công tác, phải chăng như có sự chuẩn bị tình cờ không báo trước, bởi Ba Tơ luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng. Nhớ lại năm xưa, những ngày đầu của cách mạng, khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới tròn 15 tuổi, cũng trên mảnh đất này, những người cộng sản bị giam tù tại căng trí Ba Tơ đã tự vùng lên phá tan xiềng xích nô lệ, làm cuộc khởi nghĩa - ngày11/3/1945 - thành công, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên chính quyền cách mạng của nhân dân và Ba Tơ trở thành niềm tự hào của nhân dân Quảng Ngãi, một địa chỉ đỏ tiên phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Sau hơn 30 năm đất nước giải phóng, những đổi thay trên quê hương Ba Tơ khởi nghĩa đã minh chứng những chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lòng dân của đảng và nhà nước, đã làm cho Ba Tơ hôm nay đổi thay không chỉ ở những mái trường, căn nhà mái ngói đỏ tươi, những con đường láng nhựa đến tận từng xã, thôn mà nó còn thể hiện trên những khuôn mặt rạng rỡ của trai gái buôn làng. Để có được những thành tựu này, trước hết là quyết sách đúng đắn hợp lòng dân của Đảng, các chính sách của nhà nước đã được các cấp, các ngành, các hội đoàn thể trong huyện quán triệt và tổ chức thực hiện một cách triệt để với sự hưởng ứng mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc trong huyện. Song cũng phải kể đến những người làm công tác TTPBGDPL trong huyện đã biết cách vận dụng sáng tạo vào từng hoàn cảnh, từng thời điểm cụ thể để đưa các văn bản luật thực sự đi vào cuộc sống.
Trao đổi với chúng tôi, anh Đinh Văn Năm, Trường phòng Tư pháp cho biết: Ba Tơ là huyện miền núi có 19 xã, thị trấn; dân số 48891 người, trong đó hơn 83% là đồng bào dân tộc H’re, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông; làm công tác tư pháp - cũng như TTPBGDPL ở huyện này không giống như các huyện đồng bằng, chúng tôi luôn phải tự tìm cho mình cách tiếp cận, rỉ rả với đồng bào, nói để cho bà con hiểu chủ trương, chính sách của Đảng – pháp luật của nhà nước, nhất là các văn bản luật mới ban hành sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu và quan trọng hơn là làm thể nào để đồng bào thực hiện đạt hiệu quả. Hàng năm, Hội đồng TTPBGDPL của huyện cử các báo cáo viên của huyện thay phiên nhau xuống từng xã, thôn để nói cho dân nghe, giải thích cho dân hiểu cặn kẽ từng điều, từng chi tiết cụ thể.
Anh Bùi Thanh Hải, Chánh Thanh tra huyện, thành viên của Hội đồng TTPBGDPL của huyện cho biết: do nguồn kinh phí cho các hoạt động của Hội đồng còn hạn chế, nên các thành viên Hội đồng TTPBGDPL của huyện còn phải biết cách phối kết hợp với các hội nghị của các cơ quan ban ngành để triển khai các văn bản luật cho cán bộ đảng viên, hội đoàn viên. Những khi có các đợt, cao điểm ra quân hưởng ứng phong trào… thì các thành viên đều xuống các xã để giúp cơ sở triển khai. Nhiều khi phải cùng dân lên rẫy lao động, cùng ăn, cùng làm thì đồng bào mới tin; ví như công tác bảo vệ rừng, trồng rừng, khai thác rừng… bởi lẽ từ xa xưa đồng bào chưa từng biết việc phải nuôi rừng, chăm sóc bảo vệ rừng là gì cả; đồng bào chỉ biết rừng là của thiên nhiên của trời cho sẵn, không thấy hết những tác hại của việc phá rừng và những luận điệu tuyên truyền phá hoại của kẻ xấu. Rồi phong trào định canh, định cư, lập nghiệp… là cả một quá trình đấu tranh gian khó với những phong tục tập quán lạc hậu. Nhưng khi đồng bào nghe ra, hiểu được thì họ đồng lòng hiệp lực với chính quyền để thực hiện, như các dự án trồng rừng năm 2003 độ che phủ là 33,3% (38.000ha), năm 2004 là 38,7% (43.832ha) và phấn đấu đến năm 2010 độ che phủ đạt 52%.
Đến nay, cả huyện có 211 tổ hoà giải với 749 hoà giải viên; trong 6 tháng đầu năm 2007 đã hoà giải thành 152/183 vụ. Tất cả các xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật, hàng năm ngân sách đều giành tỉ lệ kinh phí nhất định để đầu tư vào các tủ sách này. Anh Năm cho biết tuy kinh phí có hạn, nhưng hầu hết các xã rất quan tâm đến việc mua bổ sung các đầu sách cho tủ sách pháp luật và chính sự đầu tư này đã giúp bà con nắm bắt được nhiều thông tin, chính sách của nhà nước, và phải khắng định tủ sách ở các xã, thị trấn trong huyện đã phát huy hiệu quả.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ba Tơ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang; hơn 30 năm sau giải phóng với những thành công đáng kể trong các phong trào, Ba Tơ (là một trong những huyện đầu tiên của cả nước) được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới. Tự hào về những thành quả mà nhân dân huyện căn cứ địa cách mạng Ba Tơ đạt được, chúng tôi muốn cùng chia sẻ những gian khó, vất vả và cả những năng động sáng tạo mà những người làm công tác TTPBGDPL của huyện đã trải qua và luôn hướng về các anh các chị trong hành trình xây dựng quê hương đất nước.*
* *
Phần thứ hai: Về Đức Phổ với Sa Huỳnh muối mặn. Nói đến Đức Phổ, chắc chắn những ai đã từng một lần ra bắc vào nam trên tuyến quốc lộ 1A cũng nhớ ngay đến biển Sa Huỳnh với những đồng muối trắng tinh, đến bãi biển xanh trong nhìn đến tận đáy với những hàng phi lao chạy suốt dọc bờ biển như ôm ấp cả dãy núi trùng điệp. Và hiển nhiên cũng ít ai quên được chính trên quê hương Đức Phổ - nơi mà một thời thơ ấu cố Tổng Bí thư Trần Phú đã từng sinh sống. Cũng chính mảnh đất này đã sinh ra - Người Bí thư Tỉnh uỷ đầu tiên Nguyễn Nghiêm. Và kỳ diệu thay cũng chính nơi đây đã ghi lại những trang sử thi bằng nhật ký của chị Đặng Thuỳ Trâm, nữ bác sĩ, liệt sĩ, anh hùng lực lượng vũ trang đã từng công tác và anh dũng hy sinh. Vậy đấy, vài dòng sơ lược để chúng ta hình dung về Đức Phổ, huyện cuối phía nam của tỉnh Quảng Ngãi - mảnh đất đã sinh ra và nuôi dưỡng biết bao hiền tài cho đất nước.
Trở lại với câu chuyện của những người làm công tác TTPBGDPL của huyện nơi mà đồng bào sinh sống chủ yếu bằng nghề biển với bao nhọc nhằn mưa nắng, giông tố rình rập hằng ngày để kiếm kế sinh nhai tạo dựng cuộc sống, thì mới thấy hết những bức súc, những gian truân của các anh các chị. Trò chuyện với chúng tôi, anh Hùng - chủ tịch UBND huyện - chủ tịch Hội đồng TTPBGDPL của huyện khẳng định với chúng tôi: dù còn nhiều việc phải cố gắng hơn, năng động hơn, nhưng đến thời điểm này phải nói các thành viên Hội đồng TTPBGDPL đã có nhiều đóng góp nhất định để đồng bào, cán bộ, đảng viên nhận thức, nắm, hiểu được các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước. Nhiều bà con nói với chúng tôi rằng trong chiến tranh dù có gian khổ, ác liệt, hy sinh nhân dân Đức Phổ vẫn quyết tâm theo Đảng đến cùng; trong xây dựng quê hương đất nước, nhân dân Đức Phổ cũng quyết không để bị tụt hậu. Dẫu hằng ngày vẫn còn chuyện nọ, chuyện kia, vẫn còn tình trạng khiếu kiện, tranh chấp, vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa thực sự là “công bộc” của dân. Nhưng không vì vậy mà làm mất đi ý chí và quyết tâm của đảng bộ và nhân dân Đức Phổ được - dừng lại, tự mãn với những kết quả đã đạt được hoặc tụt lùi là có tội với sự tin cậy của nhân dân, là có tội với lịch sử của quê hương.
Cho đến nay, huyện đã có quyết định công nhận 159 tổ hoà giải, đã qui tụ được hầu hết các thành viên của các hội đoàn thể là những người có uy tín trong cộng đồng dân cư tham gia tổ hoà giải. Đặc biệt những tấm gương của các cựu chiến binh - một thời đã từng xông pha đổ máu nơi trận mạc - giờ đây lại cùng các hội đoàn thể đi từng xóm, từng nhà vận động, giải thích cho bà con những thắc mắc, khiếu nại trong thôn xóm, đồng thời là trung tâm hoà giải những tranh chấp trong nội bộ các gia đình, họ tộc; vận động bà con thực hiện các chủ trương chính sách. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm ở 10/15 xã, thị trấn, các tổ hoà giải đã hoà giải thành 175 vụ. Sự nhiệt tình, năng động và tính thuyết phục của các tổ hoà giải đã đem lại kết quả nhất định vừa làm cho tình làng nghĩa xóm ngày càng trở nên gắn bó thân thiện, mật thiết hơn, bà con hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Và quan trọng hơn những khúc mắc, tranh chấp, mâu thuẫn đều được giải quyết cơ bản ở cơ sở, góp phần giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các cấp uỷ, chính quyền có thời gian đầu tư chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội.
Là vùng biển, người dân chủ yếu sống nhờ vào biển, nên bà con hầu hết đi biển cả tháng trời mới cập bến, nên những chủ trương, chính sách, pháp luật mới ban hành bà con ít được thông tin, hoặc thông tin không đầy đủ nên việc chấp hành cũng không đến nơi đến chốn. Anh Tiến - Trưởng phòng Tư pháp huyện cho chúng tôi biết Hội đồng TTPBGDPL của huyện xây dựng kế hoạch hàng năm và phân công đội ngũ làm công tác TTPBGDPL của huyện thường xuyên thay phiên nhau xuống cơ sở từng thôn xóm để giải thích cho bà con hiểu, biết và chấp hành. Cái khó là làm thế nào để tổ chức được các buổi tuyên truyền cho đông đảo bà con đến nghe mà không ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của họ. Các anh các chị làm công tác TTPBGDPL của huyện không quản ngại vất vả, khó khăn cả điều kiện, phương tiện đi lại khi về các xã ven biển như Phổ Thạnh, Phổ An, Phổ Hoà…dưới cái nắng gay gắt của tháng 5 – 6 mà phải băng qua những cánh đồng cát để về với làng chài cũng là cả một sự quyết tâm cao; rồi cả những buổi truyền đạt buổi tối khi xong việc đã 21-22 giờ mới về nhà, tuy vất vả nhưng niềm vui thể hiện trên khuôn mặt rạng rỡ của họ. Vui vì được bà con đón tiếp ân cần như tình ruột thịt đi xã trở về; vui vì ngày mai này mỗi người sẽ biết, hiểu thêm về những chính sách mới ban hành và chắc chắn trong mỗi người cũng sẽ có ý thức hơn trong chấp hành pháp luật. Và một điều không thể không nhắc đến đó là những tủ sách pháp luật của xã, thị trấn luôn vơi đi (không phải bị mất hoặc không đầu tư mua sách) mà thay vào đó là những cuốn sổ đăng ký mượn sách với dày đặc những dòng địa chỉ ký nhận; những cuốn sách đang được bà con truyền tay nhau đọc, tra cứu. Anh Tiến còn cho biết thêm, bà con sau khi mượn sách đem trả, có người còn góp thêm những đầu sách mà tủ sách của xã còn thiếu để nhiều người đọc hơn, vì thế tủ sách của các xã cứ ngày một tăng thêm.
Trong quy hoạch phát triển đến năm 2010 và định hướng 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trấn Đức Phổ sẽ trở thành thị xã, là trung tâm phát triển kinh tế phía nam của tỉnh với chuỗi đô thị và khu công nghiệp Phổ Phong- điểm nối kết các tỉnh duyên hải miền Trung với Tây Nguyên và các nước Lào - Campuchia (vừa được Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh công bố ngày 07/7/2007 theo Quyết định số 1026 của UBND tỉnh Quảng Ngãi). Điều chúng tôi quan tâm cũng là những trăn trở của các cấp uỷ, chính quyền, hội đoàn thể huyện đó là việc tuyên truyền vận động để bà con nắm, hiểu và thực hiện đúng chủ trương xây dựng khu công nghiệp; đó là việc giải quyết công ăn việc làm, đời sống tinh thần, vật chất của hàng ngàn lao động khi phải di dời nhường đất cho các dự án trong khu công nghiệp Phổ Phong, là việc tái định cư, thu hồi đền bù, giải phóng mặt bằng … Gặp anh Lái, giám đốc Nông trường 24/3, (một trong những đơn vị có diện tích đất bị thu hồi để xây dựng khu công nghiệp nhiều nhất) tâm sự anh chị em nông trường viên và bà con hai xã Phổ Phong, Phổ Nhơn rất phấn khởi khi được biết chủ trương của UBND tỉnh xây dựng khu công nghiệp này, nhưng cũng còn nhiều băn khoăn lo lắng về các chính sách khi nhà nước thu hồi đất, chính sách tái định cư và nhất là sau khi các dự án đi vào hoạt động thì việc giải quyết công ăn việc làm cho bà con như thế nào, đời sống, sinh hoạt rồi đây sẽ ra sao… Không chỉ riêng bà con nông dân ở khu công nghiệp Phổ Phong mà hầu hết trên khắp các miền quê của tỉnh, những băn khoăn trăn trở của bà con cũng chính là những suy nghĩ của đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL chúng tôi, mong muốn đưa thật nhiều thông tin, chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước đến mọi công dân, để cùng nhau nắm, hiểu và thực thi cho đúng pháp luật.
“Khó khăn còn lắm, thách thức còn nhiều, song dưới sự lãnh đạo của Đảng và ý thức chấp hành, thực hiện đúng các chủ trương chính sách, pháp luật của nhà nước, của quân và dân huyện nhà, đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL của huyện sẽ cố gắng để cùng các cấp, các ngành chung vai đấu cật xây dựng Đức Phổ ngày càng giàu và đẹp”. Vâng, chúng tôi xin lấy lời khẳng định của đồng chí chủ tịch UBND huyện để thay cho lời kết, khép lại chuyến đi về Đức Phổ.
*
* *
Phần thứ ba: Về Bình Sơn – Dung Quất điểm đến của các nhà đầu tư. Trong những ngày hè nắng chói chang này trên đại công trường khu kinh tế Dung Quất xe cộ chở đất đá, vật tư, vật liệu, thiết bị… vào ra tấp nập, thời gian như không ngừng trôi, trên các công trình mọi người dường như đang chạy đua với thời gian, như cố giành lại những khoảng thời gian chờ đợi gần 10 năm qua để hướng tới ngày nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 2009. Còn nhớ trên từng mảnh đất từng tên làng, tên xóm đã khắc sâu những chiến công chói ngời của quân dân Bình Sơn trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước như chiến thắng Vạn Tường - trận đầu ra quân đánh bại quân viễn chính Mỹ, chiến thắng Gò Sỏi (Bình Trung - đơn vị AHLLVT năm 1975) và hàng chục, hàng trăm địa danh khác đã tạo nên một Bình Sơn trung dũng, kiên cường luôn đi đầu trong phong trào chống giặc ngoại xâm. Và chiến tranh dù đã qua đi hơn 30 năm, nhưng sự tàn phá của nó còn để lại cho huyện Bình Sơn biết bao khó khăn, gian nan vất vả đòi hỏi quân dân huyện nhà phải dồn hết sức lực vào để xoá đói, giảm nghèo, từng bước hàn gắn vết thương của chiến tranh. Vì thế trong xây dựng quê hương sau giải phóng nhân dân Bình Sơn có câu ca nổi tiếng gắn với phong trào toàn dân tham gia xây dựng thuỷ lợi đắp đập, đào kênh đưa nước về đồng "tối ăn khoai đi ngủ, sáng ăn củ đi làm". Vậy đấy, chúng ta có thể hình dung về Bình Sơn, huyện đầu phía bắc của tỉnh Quảng Ngãi - nơi có khu kinh tế Dung Quất - Nhà máy lọc dầu số 1 sẽ đi vào hoạt động trong năm 2009 - mảnh đất mà giờ đây đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân Bình Sơn - Quảng Ngãi.
Với những người làm công tác TTPBGDPL của huyện - nơi mà trong chiến tranh dù có gian khổ, ác liệt, hy sinh đồng bào vẫn kiên quyết bám đất, bám làng "một tấc không đi, một ly không rời", giờ đây lại hăng hái thực hiện chính sách di dân tái định cư nhường mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn lại để xây dựng nhà máy lọc dầu và hàng trăm dự án khác. Anh Phượng - chủ tịch UBND - chủ tịch Hội đồng TTPBGDPL của huyện cho chúng tôi biết: Bình Sơn có 25 xã thị trấn, dân số trên 180 ngàn người, sinh sống bằng đủ các loại ngành nghề như đi biển, nghề nông, tiểu thương... quanh năm đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời với bao nhọc nhằn mưa, nắng nhưng cuộc sống vất vả, khổ cực nào đã vơi đi. Để có được sự đổi thay nhận thức về các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mỗi người dân không dễ một sớm, một chiều mà là cả những gian truân, vất vả của các anh các chị, những người làm công tác TTPBGDPL đã phải trải qua.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Phượng cho biết: những ngày đầu năm 1986, khi Chính phủ công bố thành lập Khu công nghiệp Dung Quất (nay là Khu kinh tế Dung Quất) với diện tích 15.000ha (bao gồm Bình Sơn - Quảng Ngãi 10.300ha, Chu Lai - Quảng Nam 3.700ha); lãnh đạo, cán bộ và nhân dân trong huyện mừng thì ít lo thì nhiều. Mừng, vì chỉ có xây dựng công nghiệp mới có cơ hội để huyện nhà phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân may ra mới được cải thiện. Nhưng nỗi lo thì càng nhiều hơn, nào là lần đầu xây dựng khu công nghiệp phức hợp (có cả khu dân cư, trường học, bệnh viện, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu sản xuất... trong khu công nghiệp) xuất hiện ở nước ta, mà chúng ta lại chưa có kinh nghiệm xây dựng, chưa từng có mô hình thực tiễn nào để học hỏi; nào là công tác vận động di dân, tái định cư, nào là cơ chế, chính sách đền bù, giải toả thu hồi đất, nào là đời sống nhân dân sau tái định cư, công ăn việc làm, chỗ học hành, chữa bệnh cho nhân dân.… Tất cả công việc đều mới mẻ và quá sức tưởng tượng của chúng tôi, dù địa phương chỉ thực hiện công tác di dân, tái định cư, thu hồi đất giải phóng mặt bằng, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mới thấy hết những khó khăn, gian nan, phức tạp của nó. Một mặt do pháp luật về đất đai, nhất là chính sách đền bù khi thu hồi đất liên tục sửa đổi bổ sung; mặt khác ý thức và hiểu biết của bà con về pháp luật còn có mặt hạn chế. Xác định được tầm quan trọng và ý thức trách nhiệm trước đảng bộ và nhân tỉnh nhà trong việc triển khai thực hiện chủ trương này, UBND huyện đã thành lập ban vận động do một đồng chí phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và quy tụ tất cả các thành viên trong Hội đồng TTPBGDPL của huyện phối kết hợp với các sở ngành của tỉnh, cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương đến từng hộ gia đình trong diện di dời, giải toả để vận động, giáo dục thuyết phục. Các tổ công tác được hình thành và đã tổ chức ngay các buổi họp thôn, xóm để giải thích chủ trương, chính sách của nhà nước đặc biệt là Luật Đất đai, đồng thời lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của bà con để tổng hợp báo cáo các cấp các ngành cùng giải quyết... Dù còn nhiều việc phải làm, phải cố gắng hơn, năng động hơn, song cho đến nay phải nói các thành viên Hội đồng TTPBGDPL của huyện đã có nhiều đóng góp nhất định trong hoạt động tuyên truyên phổ biến giáo dục pháp luật để đồng bào, cán bộ, đảng viên nắm, hiểu và chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước khi tiến hành xây dựng Khu kinh tế Dung Quất. Giờ đây, khi đến thăm Dung Quất, mọi người không khỏi ngạc nhiên về tiến độ thi công trên các công trường như Nhà máy lọc dầu số 1, Cảng Dung Quất, đê chắn sóng, Nhà máy đóng tàu...và hàng trăm ngàn hecta đất đang tiếp tục giải phóng mặt bằng chờ bàn giao cho các đơn vị. Ngày ngày trên công trường có hàng ngàn công nhân, hàng trăm phương tiện đang miệt mài tham gia thi công để đạt tiến độ theo quy định. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó chuyện nọ, chuyện kia, vẫn còn tình có tình trạng khiếu kiện, tranh chấp trong việc giải toả, đền bù mồ mả, đất đai…, nhưng không vì vậy mà làm mất đi ý nghĩa và kết quả bước đầu của cuộc đại cách mạng công nghiệp của quê hương núi Ấn - sông Trà, bằng những con số ghi nhớ: đến hết tháng 6/2007 có 119 dự án được cấp phép và chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 5,3 tỷ USD, đưa Khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi trở thành một trong những tỉnh thu hút vốn đấu tư nước ngoài nhiều nhất trong cả nước và trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong ngoài nước.
Về hoạt động hoà giải, đến nay toàn huyện có 25/25 xã thị trấn có tổ hoà giải, huyện đã có quyết định công nhận 283 tổ hoà giải với trên 1200 hoà giải viên, chỉ tỉnh riêng trong 6 tháng đầu năm 2007 các xã đã nhận 233 đơn của bà con trong xã; các tổ hoà giải ở các thôn, xã đã hoà giải thành 108 vụ việc, chuyển cấp trên 34 đơn, còn lại 64 đơn đang trong giai đoạn tiếp tục hoà giải. Ngoài ra các tổ hoà giải đã tham gia hoà giải hàng trăm vụ việc xuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ trong nội bộ gia đình, họ tộc…Sự nhiệt tình, kiên trì, giải quyết có tình, có lý đúng pháp luật lại mang tính thuyết phục cao của các tổ hoà giải đã làm cho tình làng nghĩa xóm ngày càng trở nên gắn bó thân thiện, mật thiết hơn, bà con hiểu nhau và giúp đỡ nhau nhiều hơn. Điều quan trọng hơn là những khúc mắc, tranh chấp, mâu thuẫn… đều được giải quyết cơ bản ở cơ sở, tình trạng khiếu kiện vượt cấp giảm hẳn. Theo kế hoạch năm nay Hội đồng TTPBGDPL sẽ tổ chức hội thi “hoà giải viên giỏi”, đây là dịp tốt để những người làm công tác hoà giải ở cơ sở có điều kiện gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm.
Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở cũng được các xã làm tốt như Bình Phú, Bình Trung, Bình Nguyên, Bình Long…, thời lượng phát 10 phút/lần và 3-4 lần/tuần đã giúp cho bà con nắm, hiểu các chủ trương, pháp luật, đặc biệt là công tác tuyên truyền giáo dục về các ngày lễ, chuẩn bị bầu cử, đại hội… Riêng đài huyện duy trì thường xuyên 7 chuyên mục phát định kỳ: “Nông nghiệp-nông thôn”, “Vì sức khoẻ của bạn”, “Tiếng nói học đường”, “Vì an ninh Tổ quốc”, “Xây dựng Đảng”, “Thanh niên” và “Tìm hiểu pháp luật”. Đồng thời duy trì chương trình đài truyền thanh xã, thị trấn phát trên sóng đài huyện với sự tham gia quay vòng của 14 đài cơ sở; mỗi chương trình phát với thời lượng 15 phút.
Tìm hiểu về tủ sách pháp luật của các xã, chúng tôi được biết cả 25/25 xã, thị trấn đều có tủ sách pháp luật, tuy kinh phí còn hạn chế, song hàng năm các xã đều dành một khoản nhất định để đầu tư vào tủ sách. Và chính nhờ tủ sách này mà hàng ngày công dân đến tra cứu, mượn đọc, tìm hiểu về chính sách pháp luật của nhà nước rất đông; quan sát chúng tôi thấy nhiều cuốn sách đã ngả màu, sờn rách nhưng được bao bọc, dán cẩn thận, sắp ngay ngắn trong tủ sách. Anh Ánh, cán bộ tư pháp xã Bình Trung cho biết thêm, ở thôn Phước Thuận có cụ ông 73 tuổi mà cứ 2-3 ngày cụ đến tư pháp xã một lần để tìm, mượn sách, tư liệu mới về đọc nghiên cứu; cụ cho biết nhờ tủ sách của xã mà cụ đã cùng tổ hoà giải thôn hoà giải thành rất nhiều vụ việc trong thôn xóm, được bà con mệnh danh là “Cụ hoà giải”.
Tạm biệt Bình Sơn, tạm biệt những người làm công tác TTPBGDPL của huyện với những niềm tin mãnh liệt vào sự phát triển nhanh chóng đầy sức sống của một vùng quê sau bao nhiêu năm nằm ngủ - giờ mới chịu vươn vai đứng dậy - để rồi đây trên chính quê hương mình - khi Nhà máy lọc dầu số 1 - trái tim của khu kinh tế đi vào hoạt động thì những sản phẩm được chế biến từ dầu thô sẽ lan toả khắp mọi miền đất nước và vươn ra biển khơi trên chính con tàu có xuất sứ từ nhà máy đóng tàu mang tên Made in Dung Quat.
*
* *
Phần thứ tư: Đến Sơn Tịnh – mảnh đất thấm đượm tình người. Chúng tôi đến Sơn Tịnh trong cái nắng chói chang của một chiều mùa hè dường như bị che lấp bởi màu xanh mượt mà từ những cánh đồng được ôm ấp bởi con kênh chính bắc đang lùa dòng nước chạy về với đồng quê thân thương – có chứng kiến những thành quả này mới thấy hết giá trị của những năm tháng vất vả trên công trường đại thuỷ nông Thạch Nham ngày nào. Mồ hôi và cả máu nữa của anh chị em công nhân trong hơn mười năm xây dựng đã đổ xuống cho công trình để có dòng kênh nước mát hôm nay đang chảy mãi, chảy mãi vào từng thôn xóm để cùng với đất với người dân chắt chiu mưa nắng sớm hôm tạo nên những hạt gạo, hạt ngô… xây mái ấm cho mỗi gia đình. Ngược với thời gian, cũng trên những mảnh đất thân thương này chiến thắng Ba Gia của quân dân Sơn Tịnh đã khẳng định hùng hồn tinh thần quyết đánh giặc và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược của toàn đảng toàn dân ta. Ai đã từng đến, từng nghe những địa danh về Sơn Tịnh ắt sẽ không khỏi ngỡ ngàng, pha lẫn chút bỡn cợt dễ yêu, từng tên làng, tên xã là cả một kỳ tích, giai thoại đáng mến như Tịnh Ấn Đông thì lại nắm ở phía tây huyện; Tịnh Bắc lại ở phía nam huyện..., chính những mảnh đất này đã sinh thành và nuôi dưỡng những tướng tài ba của quân đội ta như Nguyễn Chánh, Phạm Kiệt, Trần văn Trà.... Cũng như các huyện khác, Sơn Tịnh là nơi giặc Mỹ đã tàn phá dã man, bom đạn của chúng đã cày xéo từng mảnh đất, vườn cây của đồng bào. Vô nhân đạo nhân đạo hơn là chúng đã thẳng tay tàn sát hàng trăm người không phân biệt đàn bà trẻ con, người già hay phụ nữ, mà bằng chứng hùng hồn là chứng tích Sơn Mỹ - nơi mà kẻ thù đã giết hại 504 người dân vô tội. Sơn Tịnh đi lên từ đống tro tàn đổ nát, khó khăn là thế, gian khổ là thế, đau thương mất mát là thế, song cán bộ nhân dân huyện Sơn Tịnh đã quyết vượt qua khó khăn, gian nan vất vả dồn hết tâm lực vào để xoá đói, giảm nghèo, từng bước hàn gắn vết thương của chiến tranh, làm cho mảnh đất Sơn Tịnh thay da đổi thịt từng ngày, để núi Thiên Ấn (con dấu của trời đóng xuống dòng Sông Trà) xanh mãi màu xanh của hy vọng. Và mời bạn hãy cùng chúng tôi về thăm Sơn Tịnh, đến với khu công nghiệp Tịnh Phong, tuy mới ra đời nhưng đã sản xuất ra hàng trăm sản phẩm, giải quyết hàng ngàn lao động, góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi.
Sơn Tịnh là huyện có dân số đông nhất tỉnh, khoảng trên 195 ngàn người, điều kiện địa lý cũng khá phức tạp có cả miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển; đất đai thổ nhưỡng không được phì nhiêu; đất bạc màu và đá sỏi, cát chiếm diện tích lớn. Với những người làm công tác TTPBGDPL của huyện - với đặc thù về địa lý này thật quả là lắm gian nan. Anh Nhân - chủ tịch UBND - chủ tịch Hội đồng TTPBGDPL của huyện cho chúng tôi biết: Sơn Tịnh có 21 xã thị trấn, bà con sinh sống bằng đủ các loại ngành nghề, nhưng chủ yếu là đi biển, nghề nông, tiểu thương... một phần đi làm ăn ở các tỉnh miền Nam. Do vậy, để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho bà con có nhận thức về các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mỗi người dân là không dễ, mà đòi hỏi các anh các chị, những người làm công tác TTPBGDPL phải thực sự là những người có tâm huyết, có nhiệt tình và tính kiên trì, nhẫn nại cao mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Minh - Trưởng phòng tư pháp huyện cho biết: công tác TTPBGDPL luôn được lãnh đạo các cấp uỷ chúnh quyền rất quan tâm, nên việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân trong huyện có nhiều thuận lợi, nhất là khi đã có chủ trương từ tỉnh về là huyện triển khai ngay. Chỉ có điều Hội đồng TTPBGDPL phải có định hướng và phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị để tổ chức các loại hình tuyên truyền như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng là cán bộ công chức hay học sinh thanh niên và bà con nông dân, tiểu thương… mới đạt hiệu quả cao. Hội đồng TTPBGDPL của huyện đã duy trì thường xuyên các hoạt động tuyên truyên pháp luật cho cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước, đảng, mặt trận, hội đoàn thể thông qua các buổi tập huấn, nói chuyện chuyên đề, các buổi toạ đàm, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật; thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở… Đối với cấp xã, thị trấn… thì Hội đồng TTPBGDPL của huyện cử báo cáo viên xuống tổ chức họp triển khai trong quân dân chính đảng, trưởng phó thôn, xóm, họp tổ xóm, thôn… Tất cả các xã trong huyện đều đã có tổ hoà giải và các tổ hoà giải đã hoà giải thành nhiều vụ việc, mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ làm ăn, buôn bán, trong họ tộc, gia đình, hàng xóm láng giềng… đã được giải quyết thấu tình đạt lý làm cho tình làng nghĩa xóm đoàn kết ngày càng gắn bó hơn.
Điều quan tâm nhất trong TTPBGDPL của huyện là công tác vận động bà con thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng nhà nước, mà đặc biệt là chính sách về Luật đất đai khi di dân, tái định cư và cơ chế, chính sách đền bù, giải toả thu hồi đất cho các khu công nghiệp, rồi sự quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của nhân dân sau tái định cư, công ăn việc làm, chỗ học hành, chữa bệnh… đồng thời cũng là mối quan tâm nhất của nhân dân trong huyện. Ở đâu cũng vậy, mọi công việc đều phải có sự chung sức, đồng lòng của chính quyền địa phương, sự nhận thức đúng đắn về pháp luật và ý thức chấp hành của công dân mới là yếu tố quyết định cho mọi vấn đề. Hội đồng TTPBGDPL của huyện phối kết hợp với cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương thông qua các buổi họp để giải thích chủ trương, chính sách của nhà nước, hướng dẫn bà con xây dựng các hương ước qui ước trong từng thôn, xóm, từng tộc họ... Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tình trạng khiếu kiện vượt cấp, tranh chấp trong việc giải toả, đền bù đất đai, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường, nước thải ở khu công nghiệp Tịnh Phong (nhất là Nhà máy mì- luôn có “mùi hương đặc trưng” không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào được) đòi hỏi cần phải sớm được xử lý, trả lại môi trường trong sạch, lành mạnh cho nhân dân.
Thành quả về phát triển kinh tế xã hội mà Sơn Tịnh có được như hôm nay cũng có sự đóng góp không nhỏ của những người làm công tác TTPBGDPL của huyện, niềm vui sẽ được nhân lên thêm nhiều lần khi pháp luật thực sự đi vào đời sống nhân dân, là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Chào tạm biệt Sơn Tịnh để một ngày không xa khi trở lại sẽ thấy một Sơn Tịnh phát triển mạnh mẽ hơn, sừng sững vươn lên như núi Thiên Ấn, với bao niềm tin hy vọng vào tương lai.
*
* *
Phần thứ năm: Đến Sơn Tây – thung lũng đời người. Rời các huyện đồng bằng chúng tôi quay ngược trở lại huyện miền núi Sơn Tây vào đầu tháng 7 khi đã có những cơn mưa đầu mùa, ở đây tuy không còn cái nắng oi bức của mùa hè nữa, nhưng có một cái nóng khác thường mà các cấp uỷ, chính quyền địa phương và ngành giáo dục đang quan tâm chỉ đạo. Đó là kế hoạch tập trung để ôn thi cho các em vừa thi không đạt trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học vừa qua. Mồ hôi và công sức của các thầy cô giáo trong hơn mười năm dày công để thực hiện chủ trương trồng người của đảng, nhà nước, tuy chưa đạt yêu cầu, song đã nói lên được những gian nan vất vả mà đội ngũ giáo viên đã xây dựng trong hơn mười năm qua kể từ ngày tái lập lại huyện Sơn Tây. Cũng cần ngược với thời gian để thấy những đổi thay trên mảnh đất này, trong chiến tranh đây chính là căn cứ đầu não chỉ huy của Tỉnh uỷ Quảng Ngãi, là đầu mối tiếp nhận, dự trữ, cung cấp hàng hoá, lương thực, thực phẩm cho các đơn vị phía trước, là an toàn khu của Quân khu V. Sau giải phóng, khi còn chung với huyện Sơn Hà, thì 6 xã miền tây thuộc loại nghèo nhất tỉnh; đường xá đi lại vô cùng khó khăn, đồng bào không có điều kiện để phát triển kinh tế; đời sống tinh thần, vật chất của bà con rất thiếu thốn, trẻ em không có điều kiện đến trường học văn hoá. Hàng năm nhà nước phải đầu tư hàng trăm triệu đồng để cứu đói khi giáp hạt. Giờ đây đến Sơn Tây ắt sẽ không khỏi ngỡ ngàng, bởi con đường tỉnh lộ được rải nhựa băng qua những núi đèo trùng điệp nối vùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh lại với nhau. Giao thông đi lại thông suốt, hàng hoá ngược xuôi hai chiều thuận lợi, cấp uỷ đảng, chính quyền gần dân hơn. Mọi hoạt động xã hội kinh tế như đan thoa với nhau, tạo điều kiện cho nhau cùng hướng tới chân trời mới.
Là huyện nghèo Sơn Tây nhất nhì của tỉnh, toàn huyện có 6 xã, diện tích 380km2, khoảng trên 15 ngàn người, chủ yếu là dân tộc H're, điều kiện địa lý cũng khá phức tạp chủ yếu là rừng núi; đất bạc màu và đá sỏi chiếm diện tích lớn. Với những người làm công tác TTPBGDPL của huyện - đặc thù về địa lý này thật quả là lắm gian nan. Anh Thủ - Phó chủ tịch UBND cho chúng tôi biết: ở Sơn Tây, bà con sinh sống chủ yếu là nghề nông, đất rộng - dân cư thưa thớt, từ làng nọ sang làng kia có khi phải đi cả ngày đường mới đến, nhất là mùa mưa thì việc đi lại gặp rât nhiều khó khăn. Do vậy, để tuyên truyền giáo dục pháp luật cho bà con có nhận thức về các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mỗi người dân là không dễ, mà đòi hỏi các anh các chị, những người làm công tác TTPBGDPL phải thực sự là những người có tâm huyết, có nhiệt tình và tính kiên trì, nhẫn nại cao mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Lâm - Trưởng phòng tư pháp huyện cho biết: công tác TTPBGDPL luôn được các cấp uỷ, chính quyền rất quan tâm, nên việc tuyên truyền pháp luật cho cán bộ và nhân dân trong huyện có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Sơn Tây là huyện miền núi, thuộc khu vực vùng sâu vùng xa, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí chưa cao, và điểm khó khăn nhất ở đây là nhận thức của nhân dân không đồng đều, sự hiểu biết về pháp luật chưa cao, mọi vấn đề tranh chấp hoặc giải quyết các mâu thuẫn nội bộ trong từng làng, thôn, bản đều theo phong tục tập quán ở địa phương là chủ yếu. Mỗi khi có tranh chấp, khiếu kiện hoặc vi phạm pháp luật hay các vấn đề liên quan pháp luật thì người chịu thiệt thòi vẫn là những công dân không nắm, không hiểu được pháp luật. Do đó, Hội đồng TTPBGDPL xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng năm, đồng thời có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị để tổ chức các loại hình tuyên truyền như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng là cán bộ công chức hay học sinh thanh niên và bà con nông dân… mới đạt hiệu quả cao. Hội đồng TTPBGDPL của huyện đã cử những báo cáo viên có năng lực và uy tín trực tiếp xuống từng thôn, bản cùng ăn, cùng lao động và cùng cơ sở tổ chức các hoạt động tuyên truyên pháp luật cho bà con, hướng dẫn bà con tìm hiểu về pháp luật; thông qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở, đội tuyên truyền lưu động, các hình thức cấp phát tờ rơi bằng ngôn ngữ của đồng bào H're để bà con từng bước nắm, hiểu về các chủ trương pháp luật. Hoạt động tuyên truyền của các thành viên rất đa dạng về nội dung và phong phú về hình thức, tuỳ theo điều kiện ở từng xã, từng thôn, bản mà các báo cáo viên có cách phối hợp với các hội đoàn thể để tổ chức một cách hợp lý như đối với thanh niên thì phối hợp tổ chức đoàn để tuyên truyền nhằm giáo dục thanh niên bằng hình thức "lửa trại truyền thống", các buổi lao động "thanh niên tình nguyện"; đối với phụ nữ thì tổ chức các hoạt động "phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình"; đối với nông dân thì tổ chức các mô hình vận động "nông dân sản xuất giỏi"...
Đến nay UBND huyện đã có quyết định công nhận 99 tổ hoà giải với 353 hoà giải viên. Trong 6 tháng đầu năm 2007 các tổ hoà giải đã hoà giải thành 16 vụ việc, mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ làm ăn, trong họ tộc, gia đình, hàng xóm láng giềng… đã được giải quyết thấu tình đạt lý làm cho tình làng nghĩa xóm đoàn kết ngày càng gắn bó hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán cũ khi giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong nhân dân, đòi hỏi cán bộ làm công tác hòa giải phải tìm hiểu cặn kẽ các tập quán của đồng bào để vận động, giải thích cho đồng bào.... Ngàoi ra, Hội đồng TTPBGDPL của huyện còn phối kết hợp với cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở địa phương thông qua các buổi họp thôn, bản để giải thích, hướng dẫn bà con tham gia góp ý xây dựng các hương ước, qui ước trong từng thôn, xóm, từng tộc họ, và thông qua đó để bà con kiểm tra, giám sát các thành viên trong thôn, bản trong việc chấp hành triệt để các hương ước đó.
Công tác TTPBGDPL của huyện không chỉ đơn thuần là công tác tuyên truyền vận động đồng bào sinh sống trong địa bàn của huyện về việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng nhà nước, mà còn là các chính sách về di dân, tái định cư và cơ chế, chính sách đền bù, giải toả thu hồi đất cho các dự án xây dựng nhà máy thuỷ điện Darink..., bởi bà con đã quen rồi với tập quán đốt rừng, phát nương, làm rẫy, cuộc sống của bà con gắn bó với nhà sàn trong nhóm dăm ba hộ hoặc tách rời biệt lập từng hộ theo kiểu du canh, du cư và chăn nuôi gia súc thả rông, chưa có tập quán sống theo kiểu định cư, tập trung... Đặc biệt là giải quyết vấn đề học hành cho các cháu trong độ tuổi thật là gian nan; các cháu đi học thường không đúng độ tuổi (có nhiều em 16 - 17 tuổi vẫn đang học lớp 8 - 9), trong một lớp học có khi có hai đối tượng học khác nhau; đầu này cô giáo ra bài tập cho học sinh lớp 4, sau đó quay sang lại phía sau giảng bài cho nửa lớp kia là học sinh lớp 3... Việc vận động cho các cháu đến trường học đã khó, việc duy trì giữ cho các cháu thường xuyên đi học lại càng khó hơn. Học sinh học cấp 3 (PTTH) nhưng đã có cháu có vợ - có chồng (có khi hai vợ chồng cùng học một lớp), nên sự học hành như là một nghĩa vụ bắt buộc, do vậy chất lượng giáo dục không cao. Trong đợt thi tốt nghiệp PTTH vừa rồi cả trường không em nào đậu tốt nghiệp, huyện đã chỉ đạo ngành giáo dục huyện phối hợp các cấp các ngành trong huyện vận động gia đình cho các em tập trung tiếp tục ôn để tham gia đợt thi lại (huyện hỗ trợ 200.000đ và 20kg gạo/1 em). Song, một số em cũng không muốn đi ôn tập mà ở nhà đi vào rừng làm rẫy, làm nương để "nuôi vợ"…
Hơn mười năm, kể từ ngày tách thành huyện mới, những thành quả về phát triển kinh tế xã hội mà Sơn Tây có được như hôm nay tuy chưa thật mỹ mãn, song có thể khẳng định chủ trương tách huyện của đảng và nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Với sự năng động của đội ngũ cán bộ đảng viên và tinh thần phấn chấn của nhân dân trong quá trình xây dựng huyện nhà, chúng tôi hy vọng trong tương lai không xã, Sơn Tây sẽ có những phát triển đột biến cả về chất và lượng; đời sống đồng bào các dân tộc trong huyện sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời cũng khẳng định vai trò tiên phong cũng như sự đóng góp không nhỏ của những người làm công tác TTPBGDPL của huyện, niềm vui sẽ được nhân lên thêm nhiều lần khi pháp luật thực sự đi vào đời sống nhân dân, là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Chào tạm biệt Sơn Tây để một ngày khi trở lại sẽ thấy một Sơn Tây phát triển mạnh mẽ hơn, ấm cúng hơn và dòng điện từ nhà máy thủy điện Darink sẽ hòa chung lưới điện quốc gia trong tương lai không xã - ánh điện sáng lung linh hòa cùng nụ cười thân thương đầy ắp tình người - sự gắn kết chặt chẽ bền vững của đồng bào các dân tộc với đồng bào người kinh trong bước đường xây dựng quê hương, đất nước.
*
* *
Phần thứ sáu: Sơn Hà – từng bước công nghiệp hóa nông thôn. Rời Sơn Tây chúng tôi đến huyện miền núi Sơn Hà, không giống như Sơn Tây đang nóng về giáo dục, nhưng cái nóng khác thường ở nơi đây chính là sự ra đời, hình thành các cụm công nghiệp có sức hút hàng trăm hộ nông dân; có dự án ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống, sinh hoạt, việc làm và cảc những vấn đề xã hội của hàng ngàn người..., đang hình thành và sẽ là điểm sáng trong bước đường xây dựng đất nước trên mảnh đất vùng cao này. Sơn Hà là huyện chịu nhiều đau thương mất mát, hậu quả của chiến tranh để lại cho nhân dân Sơn Hà cũng rất nặng nề, đòi hỏi cán bộ nhân dân Sơn Hà phải nỗ lực hết sức mình mới xóa được đói nghèo, là huyện miền núi, tuy đã có đường liên tỉnh, song việc đi lại từ trung tâm huyện đến các xã, thôn, bản còn gặp nhiều khó khăn, sông suối cách trở nhất là trong mùa mưa; trình độ dân trí chưa cao, đồng bào chưa có điều kiện để phát triển kinh tế; đời sống tinh thần, vật chất của bà con rất thiếu thốn (70% là hộ nghèo).
Toàn huyện Sơn Hà có 13 xã, thị trấn, diện tích 750km2, khoảng trên 66 ngàn người, trong đó đồng bào dân tộc H're chiếm hơn 80%, điều kiện địa lý cũng khá phức tạp chủ yếu là rừng núi, sông suối cách trở. Đối với những người làm công tác TTPBGDPL của huyện - đặc thù về địa lý này thật quả là lắm vất vả. Anh Dép - chủ tịch UBND huyện cho chúng tôi biết: ở Sơn Hà, bà con sinh sống bằng nhiều ngành nghề như tiểu thủ công nghiệp, mây tre, đan lát, chổi đót, buôn bán nhỏ..., nhưng chủ yếu vẫn là nghề nông; Sơn Hà đất rộng - dân cư bố trí không đều, còn nhiều bản, làng xa xôi hẻo lánh, từ làng nọ sang làng kia phải đi cả ngày đường mới đến, nên bà con chưa được hưởng thụ các chương trình như điện thắp sáng, chương trình truyền hình.... Vì vậy việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước có nơi, có lúc chưa kịp thời, đồng bộ. Nhất là công tác tuyên truyền giáo dục cho bà con để đồng bào có nhận thức về pháp luật gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.
Trò chuyện với chúng tôi, anh Đổi - Phó trưởng phòng tư pháp huyện cho biết: ở huyện Sơn Hà, công tác TTPBGDPL luôn được các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ chính quyền rất quan tâm chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện theo kế hoạch của tỉnh, huyện. Tuy nhiên, Sơn Hà là huyện miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, do vậy trong công tác TTPBGDPL phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể chính trị để tổ chức các loại hình tuyên truyền như thế nào cho phù hợp với từng đối tượng nhất là bà con nông dân… mới đạt hiệu quả cao. Trong những năm qua, khi tỉnh chủ trương xây dựng nhà máy mì Sơn Hải - Đảng bộ và nhân dân Sơn Hà coi đây là thời cơ để bà con "trở mình tự đứng vững trên đôi chân của mình". Song, đây cũng là vấn đề được xã hội đặc biệt quan tâm, bởi nếu không có quy hoạch cụ thể, chi tiết từng loại rừng, không làm tốt công tác tuyên truyền trong việc bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn Thạc Nham, thì nạn phá rừng để trồng mì sẽ là vấn nạn của tỉnh.
Anh Lốt - Hạt trưởng Kiểm lâm của huyện cho biết: tình trạng phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ ở Sơn Hà trong thời gian qua là rất nghiêm trọng, hàng trăm hecta rừng bị lâm tặc tàn phá, chúng dùng mọi hình thức, mọi thủ đoạn để khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện đã vào cuộc, hàng chục vụ vi phạm đã bị xử lý (kể cả hành chính và hình sự), nhưng đến nay tình hình vẫn chưa có chuyển biến, nạn khai thác, phá rừng ở nhiều nơi trong huyện vẫn xảy ra, diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn cứ ngày một bị thu hẹp dần. Nhận thức được vấn đề này, Hội đồng TTPBGDPL của huyện đã chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền các cấp một mặt tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của công dân trong việc bảo vệ rừng; mặt khác cử những báo cáo viên có năng lực và uy tín trực tiếp xuống từng xã, thôn, bản, làng để tổ chức các hoạt động tuyên truyên pháp luật cho bà con, hướng dẫn bà con tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan, bảo đảm cho nhân dân phát triển cây mì đủ diện tích, sản lượng cung cấp cho nhà máy, đồng thời bảo vệ và phát triển các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn Thạch Nham.
Và khi Chính phủ đồng ý chủ trương xây dựng hồ thủy lợi Nước Trong, thì công tác tuyên truyền vận động bà con di dân, tái định cư để nhường đất cho công trình thuỷ lợi là cả một vấn đề nan giải, phức tạp bởi bà con đã quen đất, quen làng và các tập tục của làng, bản. Việc di rời một lúc cả hàng trăm hộ dân đòi hỏi huyện phải có kế hoạch cụ thể, nhất là công tác phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng và hoạt động của các thành viên Hội đồng TTPBGDPL của huyện thông qua hệ thống chính trị các cấp uỷ, chính quyền, hội đoàn thể để tổ chức các buổi tuyên truyền trong nhân dân và các hình thức cấp phát tờ rơi bằng ngôn ngữ của đồng bào H're để bà con nắm, hiểu về các chủ trương pháp luật. Bởi công trình thuỷ lợi hồ chứa nước Nước Trong khi hoàn thành đưa vào sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ là nguồn dự trữ, điều tiết, cung cấp nước cho công trình thuỷ lợi Thạch Nham, mà còn là nguồn cung cấp nước chính cho Khu kinh tế Dung Quất.
Đến nay UBND huyện đã có quyết định công nhận 77 tổ hoà giải với 536 hoà giải viên. Hoạt động của các tổ hoà giải trong những năm qua đã hoà giải hàng trăm vụ việc, mâu thuẫn nảy sinh trong quan hệ làm ăn, trong họ tộc, gia đình, hàng xóm láng giềng; kể cả trong đời sống vật chất tinh thần như vấn đề liên quan đến tôn giáo như truyền đạo tin lành trái phép, như làm nhà nguyện… đã được giải quyết thấu tình đạt lý làm cho bà con hiểu đúng chủ trương, chính sách của nhà nước, đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc nhằm chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa bà con nhân dân các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn… của các thế lực thù địch, để làm cho tình làng nghĩa xóm ngày càng gắn bó hơn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số phong tục tập quán cũ khi giải quyết các tranh chấp chủ yếu là đất đai, khiếu kiện trong nhân dân hoặc nạn “nghi kỵ cầm đồ”... chưa giải quyết dứt điểm. Hội đồng TTPBGDPL của huyện phối kết hợp với cấp uỷ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể ở địa phương thông qua các buổi họp thôn, bản để giải thích, hướng dẫn bà con tham gia góp ý xây dựng các hương ước, qui ước trong từng thôn, xóm, từng tộc họ, và thông qua đó để bà con kiểm tra, giám sát các thành viên trong thôn, bản trong việc chấp hành các hương ước đó. Công tác TTPBGDPL của huyện không chỉ đơn thuần là công tác tuyên truyền vận động đồng bào sinh sống trong địa bàn của huyện về việc thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của đảng nhà nước, mà còn là các chính sách về di dân, tái định cư và cơ chế, chính sách đền bù, giải toả thu hồi đất cho dự án xây dựng hồ thuỷ lợi chứa nước Nước Trong, với tổng số vốn đầu tư đến cả hàng trăm tỷ đồng... bởi bà con đã quen rồi với tập quán phát nương, làm rẫy, cuộc sống của bà con gắn bó với nhà sàn - nương rẫy và chăn nuôi gia súc thả rông, chưa có tập quán sống theo kiểu định cư, tập trung.
Những thành quả về phát triển kinh tế xã hội mà Sơn Hà có được như hôm nay tuy chưa thật cao, đời sống nhân dân đã có những bước được cải thiện, song có thể khẳng định chủ trương hình thành nhà máy chế biến tinh bột mì với vùng nguyên liệu, nhân công tại chỗ đã giúp cho đồng bào mạnh dạn đầu tư vào việc mở rộng diện tích trông cây nguyên liệu đáp ứng đủ cho nhà máy; đồng thời giải quyết cơ bản về công ăn việc làm cho nhân dân trong vùng. Với sự năng động của đội ngũ cán bộ đảng viên và tinh thần phấn chấn quyết tâm xoá đói giảm nghèo của nhân dân, chúng tôi hy vọng, Sơn Hà sẽ có những phát triển đột biến cả về chất và lượng; đời sống đồng bào các dân tộc trong huyện sẽ được cải thiện nhiều hơn. Chào tạm biệt Sơn Hà để một ngày không xa khi trở lại sẽ thấy những nhà máy, các công trình thủy lợi sừng sững mọc lên trên quê hương thân yêu, và trong đội ngũ những người thợ ấy ắt hẳn cũng sẽ có mặt những tràng trai cô gái dân tộc H're của Sơn Hà đang ngày đêm sát cánh bên nhau cùng chung xây dựng quê hương, đất nước.
*
* *
Phần cuối: Vững bước đi lên: Trong hành trình đến các huyện dù miền núi - đồng bằng, trung du - hay cả vùng biển, chúng tôi có cảm nhận dù đặt chân đến bất cứ ở nơi nào trên quê hương Quảng Ngãi thân thương đều để lại những hình ảnh ấn tượng, khó quên, bởi những địa danh, những con người đã từng một thời vào sinh ra tử, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh mà đời đời con cháu mai sau không thể quên. Vẫn còn đó những di tích lịch sử ghi lại chiến công oai hùng, như khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945), khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi (28/8/1959), chiến thắng Ba Gia (31/5/1965), chiến thắng Vạn Tường (18/8/1965), và cả những mất mát đau thương mà nhân dân Quảng Ngãi phải chịu đựng như chứng tích ghi lại vụ giặc Mỹ tàn sát đồng bào ở Sơn Mỹ (16/3/1968), địa đạo Đám Toái... Vẫn còn đó những tư liệu, hiện vật, những phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng, ghi nhận công lao như nói thay cho con người đất Quảng đã trải qua bao năm tháng gian nan cực khó để minh chứng cho cuộc đấu tranh quyết giành, bảo vệ chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do”, đó là tấm Huân chương Sao vàng mà Đảng, Nhà nước phong tặng cho cán bộ, nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, là hơn 200 đơn vị, cá nhân được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, là 2.330 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, là 37.366 liệt sĩ, 24.241 gia đình thương binh, 175.000 đối tượng chính sách,… họ đã hy sinh phần xương máu của mình cho cuộc đấu tranh giữ nước vĩ đại, … đã trở thành niệm tự hào cho lớp lớp người dân Quảng Ngãi. Năm nay, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta kỷ niệm 60 năm Ngày thương binh - liệt sĩ, với cuộc vận động "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng"; ủng hộ quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" để giúp các gia đình chính sách khắc phục khó khăn, cải thiện cuộc sống. Được sống trong cảnh đất nước thanh bình, chắc chắn mỗi chúng ta ai cũng có suy nghĩ mình phải làm gì đây để đền đáp lại những cống hiến của bao người đã ngã xuống; đây cũng là dịp để những người làm công tác TTPBGDPL trong tỉnh có dịp phát đi lời hiệu triệu luôn gắn với truyền thống quí báu của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn - ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Chúng ta đã và sẽ làm gì để cùng nhà nước chung tay, chung sức giúp đỡ các đối tượng chính sách, các gia đình có công với nước giảm bớt đi phần khó khăn, làm cho đời sống của mọi gia đình được cải thiện hơn - đó cũng như lời nhắn nhủ, nhắc nhở mọi người hãy hành động theo lương tâm, suy nghĩ của mình. Chính những chủ trương, chính sách này của Đảng và Nhà nước đã được các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đồng tình hưởng ứng và đã thu được nhiều kết quả như: 100% Mẹ Việt Nam anh hùng trong tỉnh được 213 đơn vị trong và ngoài tỉnh nhận phụng dưỡng đến cuối đời; trong 5 năm qua (từ năm 2003-2007) cả tỉnh đã thực hiện được 3.995 ngôi nhà ở cho người có công với cách mạng của tỉnh được cải thiện với tổng số tiền 46.447 triệu đồng, đạt gần 117% kế hoạch về nhà ở và hơn 147% về kế hoạch huy động kinh phí. Vinh quang là thế, tự hào là thế, song nếu cứ tự ru ngủ mình trong hào quang chiến thắng, bằng lòng với những gì đã đạt được chính là lúc chúng ta từng bước tự đánh mất mình - Và kẻ thù thì luôn rình rập khắp mọi lúc mọi nơi, chúng đang tìm mọi cách, lợi dụng mọi sự chủ quan, sơ hở của chúng ta để thực hiện mưu đồ đen tối. Và chính ngay lúc này hơn lúc nào hết, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật phải cần sự năng động, sáng tạo hơn của các cơ quan, tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền để có cách tiếp cận, cách tổ chức các loại hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thật thuyết phục, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người, để làm cho mọi người, nhất là cán bộ, công chức và đội ngũ thanh thiếu niên…, có cách nhìn, cách hiểu và thực hiện tốt phương châm “Sống làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.
Trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội trên quê hương núi Ấn - sông Trà, riêng Khu kinh tế Dung Quất đến hết tháng 6/2007 có 119 dự án được cấp phép và chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 5,3 tỷ USD, đưa Quảng Ngãi trở thành một trong những tỉnh thu hút vốn đấu tư nước ngoài nhiều nhất trong cả nước và trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong ngoài nước. Những KCN Tịnh Phong, KCN Quảng Phú, KCN Phổ Phong, công trình đại thủy nông Thạch Nham, công trình thủy lợi hồ chứa nước Nước Trong, nhà máy thủy điện Darink… với nguồn vốn đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đồng đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong và ngoài tỉnh... một lần nữa tái khẳng định tinh thần, ý chí quyết tâm của quân dân Quảng Ngãi quyết một lòng đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, vững bước đi lên, quyết vượt qua khó khăn, thử thách để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu.
Rồi đây trên những mảnh đất này các công trình, nhà máy, xí nghiệp sẽ mọc lên, hàng ngàn lao động là nông dân rồi sẽ trở thành công nhân thực thụ trong các nhà máy…, cuộc chiến đấu mới cho sự hưng thịnh của quê hương lại bắt đầu, nhưng cũng không kém phần cam go khốc liệt. Cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm trước đây chúng ta dễ nhìn nhận bộ mặt thật của kẻ thù; còn ngày nay trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội kẻ thù ít lộ diện hơn, nhưng cũng không kém phần thâm độc, nham hiểu, nhất là trong cơ chế thị trường, nếu không có sự chuẩn bị kỹ càng về quan điểm, lập trường, tư tưởng, về ý chí và hành động ngay trong đội ngũ cán bộ, công chức thì rất dễ sa vào những cạm bẫy mà kẻ thù đang sẵn sàng giăng ra bất cứ lúc nào. Hoạt động TTPBGDPL trong giai đoạn hiện nay là trách nhiệm của cả hệ thông chính trị, do vậy đòi hỏi các cấp uỷ, chính quyền các cơ quan, hội đoàn thể và mỗi cán bộ công chức phải là những chiến sĩ tiên phong trên lĩnh vực tuyên truyền để pháp luật đi vào cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội, góp phần đẩy lùi tệ quan liêu, cửa quyền, tệ nạn tham ô, lãng phí, sách nhiễu….để thực hiện công cuộc xây dựng phát triển kinh tế xã hội xoá đói giảm nghèo ngay trên quê hương Núi Ấn - Sông Trà. Vẫn biết để giành được thành quả trong xây dựng phát triển kinh tế xã hội, chúng ta sẽ phải trải qua những gian nan thử thách, những khó khăn và cả những thách thức mới của nền kinh thế thị trường. Song với niềm tự hào về truyền thống của quê hương, sự năng động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân trong tỉnh càng đòi hỏi sự quyết liệt hơn mỗi chúng ta trong tiến trình xây dựng - phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà để vươn lên xoá đói nghèo, lạc hậu. Ngày mai đây, trên các chuyến hàng những sản phẩm được chế biến từ Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ lan toả khắp mọi miền đất nước và vươn ra biển khơi trên chính con tàu có xuất sứ từ nhà máy đóng tàu mang tên Made in Dung Quat – Quang Ngai./.
Minh Hoà