Đoàn công tác của Cục PBGDPL & TGPL làm việc với Liên đoàn Luật sư Nhật BảnSáng ngày 22/5, Đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã đến làm việc tại Liên đoàn Luật sư Nhật Bản để nắm bắt cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, về việc tham gia hòa giải ngoài tòa án của luật sư (hình thức hòa giải theo vụ việc và hòa giải thiết chế). Đây là một chương trình trong chuỗi các hoạt động của Đoàn tại Nhật Bản. Tiếp đón Đoàn có bà Ioro Fujoka - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nhật Bản; ông Yo Fujoka - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên đoàn Luật sư Nhật Bản (JFBA).Ông Yo Fujoka chia sẻ, Trung tâm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập vào tháng 11 năm 2009, được hình thành, với khoảng 140 thành viên ở 52 hiệp hội Liên đoàn luật sư trên cả nước Nhật, các thành viên, lãnh đạo... được các ủy ban liên quan tiến cử. Với mục tiêu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp trong nhiều lĩnh vực và xây dựng cơ chế cung cấp dịch vụ có tổ chức trên toàn quốc. Trung tâm thực hiện thông qua các hoạt động sau: (i) Đường dây nóng Himawari; (ii) Thúc đẩy hợp tác với cơ quan quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đoàn thể có liên quan; (iii) Đào tạo hội viên; hỗ trợ mở rộng ra nước ngoài; hỗ trợ kế thừa doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp hỗ trợ tái thiết kinh doanh; (iv) Buổi tư vấn pháp lý miễn phí trên toàn quốc; (v) “Lưu động trên toàn quốc”. Cuộc trao đổi ý kiến với các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương.Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chụp ảnh lưu niệm với bà Ioro Fujoka, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nhật Bản.Kể từ khi thành lập đến nay, đã có hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản sử dụng các dịch vụ pháp lý do Trung tâm cung cấp.
Đối với lĩnh vực hòa giải tại cộng đồng, ông Ryo cho biết, năm 2007, Nhật Bản đã ban hành Luật Xúc tiến hòa giải trong cộng đồng không thông qua tòa án. Theo đó, tương đương với mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, sẽ có một trung tâm được thành lập với mục tiêu cố gắng trong 3 lần hòa giải, các bên có thể điều chỉnh giải quyết vụ việc. Thời hạn hòa giải là trong 3 tháng. Trung tâm này hoạt động mang tính chất hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân với nhau và không hòa giải tranh chấp giữa các doanh nghiệp.
Chiều cùng ngày, Đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Cục Kỹ thuật số thuộc Văn phòng Nội các (Văn phòng Chính phủ Nhật Bản) để học tập, trao đổi về các phương pháp, cơ chế cung cấp thông tin và luật tới người dân thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Ông Odani, đại diện của Cục Kỹ thuật số đã cung cấp, chia sẻ những thông tin cơ bản về công tác phát triển dữ liệu pháp lý và số hóa các vấn đề pháp lý tại Nhật Bản.Học tập kinh nghiệm chuyển đổi số tại Cục Kỹ thuật số Nhật Bản.Theo đó, nhằm mục đích xây dựng dữ liệu các luật chính xác và mới nhất, sử dụng hiệu quả trong quản lý lập pháp và cung cấp rộng rãi thông tin pháp luật cho người dân, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập hệ thống hỗ trợ hành chính pháp chế (e-Laws), tìm kiếm pháp luật (e-Gov). Trong thông báo từ Cục Kỹ thuật số, dữ liệu luật theo tìm kiếm luật e-Gov được chỉ định là Base Registry. Dữ liệu luật được cập nhật từ khi là dự thảo cho đến khi được ban hành và tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:
Bước một, Cơ quan soạn thảo dự thảo luật đưa dự thảo lên e-Gov.
Bước hai, Cục Kỹ thuật số sẽ chuyển dự thảo thành dữ liệu có thể chỉnh sửa.
Bước ba, Bộ Tư pháp thẩm định, điều chỉnh nội dung dự thảo luật và cập nhật trên hệ thống.
Bước bốn, cơ quan soạn thảo kiểm tra lại những nội dung được chỉnh sửa. Trường hợp nhất trí với nội dung được chỉnh sửa thì báo cáo lên Quốc hội thông qua.
Bước năm, Cục Kỹ thuật số công khai dữ liệu luật cùng ngày được Quốc hội ban hành thông qua e-Gov.
Chỉ tính riêng năm 2023 đã có 80 triệu luật người dân truy cập để tìm kiếm thông tin dữ liệu luật trên hệ thống này. Đoàn chụp ảnh lưu niệm với ông Odani phụ trách vận hành Cơ sở dữ liệu pháp luật.
Đoàn chụp ảnh với các đại diện Liên đoàn Luật sư Nhật Bản.
Bên cạnh việc làm rõ những nội dung chuyên sâu liên quan mà các thành viên Đoàn công tác đặt ra, ông Odani cũng đã chia sẻ những kinh nghiệp trong quá trình xây dựng, vận hành hệ thống e-Law và e-Gov.
Buổi làm việc giữa Đoàn công tác với Liên đoàn Luật sư và Cục Kỹ thuật số của Nhật Bản không chỉ là dịp để trao đổi chuyên môn sâu rộng về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, về các sáng kiến pháp lý và công nghệ số, mà còn là sự gặp gỡ giữa những cách nhìn tương đồng về một nền pháp quyền thượng tôn pháp luật lấy công nghệ là nền tảng phát triển và con người là trung tâm. Qua những chia sẻ sâu sắc về mô hình pháp luật điện tử, cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và hạ tầng kỹ thật số phục vụ quản trị nhà nước và người dân, Đoàn công tác đã tiếp nhận nhiều bài học thực tiễn quý giá có ý nghĩa, gợi mở cho quá trình tham mưu triển khai các nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Đặc biệt, nội dung làm việc với Liên đoàn Luật sư Nhật Bản về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mở ra một hướng tiếp cận mới, giàu tính nhân văn. Từ hệ thống tư vấn pháp lý chuyên sâu, chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp, khởi nghiệp đến các chính sách khuyến khích luật sư hành nghề vì lợi ích cộng đồng, mô hình Nhật Bản cho thấy rõ vai trò của luật sư ở một khía cạnh khác - Đó là người bạn đồng hành kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và bền vững./.Nguyễn Giang
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý
Đoàn công tác của Cục PBGDPL & TGPL làm việc với Liên đoàn Luật sư Nhật Bản
23/05/2025
Sáng ngày 22/5, Đoàn công tác của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã đến làm việc tại Liên đoàn Luật sư Nhật Bản để nắm bắt cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, về việc tham gia hòa giải ngoài tòa án của luật sư (hình thức hòa giải theo vụ việc và hòa giải thiết chế). Đây là một chương trình trong chuỗi các hoạt động của Đoàn tại Nhật Bản. Tiếp đón Đoàn có bà Ioro Fujoka - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nhật Bản; ông Yo Fujoka - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, Liên đoàn Luật sư Nhật Bản (JFBA).
Ông Yo Fujoka chia sẻ, Trung tâm hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp vừa và nhỏ được thành lập vào tháng 11 năm 2009, được hình thành, với khoảng 140 thành viên ở 52 hiệp hội Liên đoàn luật sư trên cả nước Nhật, các thành viên, lãnh đạo... được các ủy ban liên quan tiến cử. Với mục tiêu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ pháp lý do luật sư cung cấp trong nhiều lĩnh vực và xây dựng cơ chế cung cấp dịch vụ có tổ chức trên toàn quốc. Trung tâm thực hiện thông qua các hoạt động sau: (i) Đường dây nóng Himawari; (ii) Thúc đẩy hợp tác với cơ quan quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, các đoàn thể có liên quan; (iii) Đào tạo hội viên; hỗ trợ mở rộng ra nước ngoài; hỗ trợ kế thừa doanh nghiệp; hỗ trợ khởi nghiệp hỗ trợ tái thiết kinh doanh; (iv) Buổi tư vấn pháp lý miễn phí trên toàn quốc; (v) “Lưu động trên toàn quốc”. Cuộc trao đổi ý kiến với các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương.

Bà Ngô Quỳnh Hoa, Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý chụp ảnh lưu niệm với bà Ioro Fujoka, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Nhật Bản.
Kể từ khi thành lập đến nay, đã có hơn 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản sử dụng các dịch vụ pháp lý do Trung tâm cung cấp.
Đối với lĩnh vực hòa giải tại cộng đồng, ông Ryo cho biết, năm 2007, Nhật Bản đã ban hành Luật Xúc tiến hòa giải trong cộng đồng không thông qua tòa án. Theo đó, tương đương với mỗi lĩnh vực của đời sống xã hội, sẽ có một trung tâm được thành lập với mục tiêu cố gắng trong 3 lần hòa giải, các bên có thể điều chỉnh giải quyết vụ việc. Thời hạn hòa giải là trong 3 tháng. Trung tâm này hoạt động mang tính chất hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân với nhau và không hòa giải tranh chấp giữa các doanh nghiệp.
Chiều cùng ngày, Đoàn tiếp tục có buổi làm việc với Cục Kỹ thuật số thuộc Văn phòng Nội các (Văn phòng Chính phủ Nhật Bản) để học tập, trao đổi về các phương pháp, cơ chế cung cấp thông tin và luật tới người dân thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Ông Odani, đại diện của Cục Kỹ thuật số đã cung cấp, chia sẻ những thông tin cơ bản về công tác phát triển dữ liệu pháp lý và số hóa các vấn đề pháp lý tại Nhật Bản.

Học tập kinh nghiệm chuyển đổi số tại Cục Kỹ thuật số Nhật Bản.
Theo đó, nhằm mục đích xây dựng dữ liệu các luật chính xác và mới nhất, sử dụng hiệu quả trong quản lý lập pháp và cung cấp rộng rãi thông tin pháp luật cho người dân, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập hệ thống hỗ trợ hành chính pháp chế (e-Laws), tìm kiếm pháp luật (e-Gov). Trong thông báo từ Cục Kỹ thuật số, dữ liệu luật theo tìm kiếm luật e-Gov được chỉ định là Base Registry. Dữ liệu luật được cập nhật từ khi là dự thảo cho đến khi được ban hành và tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:
Bước một, Cơ quan soạn thảo dự thảo luật đưa dự thảo lên e-Gov.
Bước hai, Cục Kỹ thuật số sẽ chuyển dự thảo thành dữ liệu có thể chỉnh sửa.
Bước ba, Bộ Tư pháp thẩm định, điều chỉnh nội dung dự thảo luật và cập nhật trên hệ thống.
Bước bốn, cơ quan soạn thảo kiểm tra lại những nội dung được chỉnh sửa. Trường hợp nhất trí với nội dung được chỉnh sửa thì báo cáo lên Quốc hội thông qua.
Bước năm, Cục Kỹ thuật số công khai dữ liệu luật cùng ngày được Quốc hội ban hành thông qua e-Gov.
Chỉ tính riêng năm 2023 đã có 80 triệu luật người dân truy cập để tìm kiếm thông tin dữ liệu luật trên hệ thống này.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với ông Odani phụ trách vận hành Cơ sở dữ liệu pháp luật.
Đoàn chụp ảnh với các đại diện Liên đoàn Luật sư Nhật Bản.
Bên cạnh việc làm rõ những nội dung chuyên sâu liên quan mà các thành viên Đoàn công tác đặt ra, ông Odani cũng đã chia sẻ những kinh nghiệp trong quá trình xây dựng, vận hành hệ thống e-Law và e-Gov.
Buổi làm việc giữa Đoàn công tác với Liên đoàn Luật sư và Cục Kỹ thuật số của Nhật Bản không chỉ là dịp để trao đổi chuyên môn sâu rộng về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, về các sáng kiến pháp lý và công nghệ số, mà còn là sự gặp gỡ giữa những cách nhìn tương đồng về một nền pháp quyền thượng tôn pháp luật lấy công nghệ là nền tảng phát triển và con người là trung tâm. Qua những chia sẻ sâu sắc về mô hình pháp luật điện tử, cơ chế hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và hạ tầng kỹ thật số phục vụ quản trị nhà nước và người dân, Đoàn công tác đã tiếp nhận nhiều bài học thực tiễn quý giá có ý nghĩa, gợi mở cho quá trình tham mưu triển khai các nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới. Đặc biệt, nội dung làm việc với Liên đoàn Luật sư Nhật Bản về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã mở ra một hướng tiếp cận mới, giàu tính nhân văn. Từ hệ thống tư vấn pháp lý chuyên sâu, chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp, khởi nghiệp đến các chính sách khuyến khích luật sư hành nghề vì lợi ích cộng đồng, mô hình Nhật Bản cho thấy rõ vai trò của luật sư ở một khía cạnh khác - Đó là người bạn đồng hành kiến tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch và bền vững./.
Nguyễn Giang
Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật và Trợ giúp pháp lý