Để Tư pháp thực sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩaCải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, trong đó nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như Nghị quyết TW 8 (Khoá VII); Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW7 (Khoá VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2 - 1-2002 của Bộ Chính trị: Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.Trong những năm vừa qua, việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, cho thấy Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách tư pháp với một quyết tâm rất mạnh mẽ, có sự chỉ đạo thống nhất. Do vậy, nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước. Sự cố gắng của các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã được thể hiện bằng các kết quả cụ thể: chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp đã được hoạch định và khẩn trương ban hành nhằm đáp ứng với đòi hỏi của xã hội; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp được phân định rõ ràng hơn; tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng bước được sắp xếp, kiện toàn hợp lý hơn; cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức; cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp được quan tâm đầu tư tốt hơn; cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử đối với các cơ quan tư pháp đã từng bước được phát huy; nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08 mới chỉ giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất và mang tính nền móng cho tiến trình cải cách tư pháp sau này.
Công tác tư pháp và tiến trình cải cách tư pháp còn bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục và giải quyết mạnh mẽ hơn trong thời gian tới như: chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự tuy từng bước được sửa đổi, nhưng còn bất cập, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới và sự phát triển chung của xã hội; pháp luật về thủ tục tố tụng tư pháp còn nhiều hạn chế, việc giải quyết các vụ việc còn rườm rà, thiếu thuận lợi đối với người dân và các cơ quan, tổ chức khi có vấn đề cần đến sự xem xét, xử lý của các cơ quan tư pháp; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn có những bất hợp lý, phần nào chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, chưa bắt kịp và phục vụ tốt sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với những vấn đề đặt ra, trong những năm tới, công tác Tư pháp còn đứng trước những thách thức như: Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có tổ chức chặt chẽ và nguy hiểm hơn. Tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên và người nước ngoài chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tin học... sẽ diễn biến phức tạp và có xu hướng phát triển.
Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động sẽ không ngừng tăng về số lượng với mức độ và tính chất phức tạp hơn, đa dạng hơn. Đặc biệt, trong điều kiện chúng ta thực hiện và phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực đi vào chiều sâu thì các loại khiếu kiện và tranh chấp trên có yếu tố nước ngoài lại càng diễn ra phức tạp. Người dân và xã hội đòi hỏi ngày càng cao đối với các cơ quan tư pháp trong việc xử lý tội phạm, trong việc giải quyết các khiếu kiện, bảo vệ quyền công dân. Các hoạt động này phải được thực hiện có hiệu quả, kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm công lý. Các cơ quan tư pháp một mặt phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là những công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội đất nước cũng đặt ra yêu cầu phải đề ra những nội dung cải cách tư pháp sao cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách hành chính.
Trước những yêu cầu và thách thức như trên công tác tư pháp phải được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó, phải được cải cách mạnh mẽ, toàn diện, có hệ thống và phải bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trên cơ sở kế thừa, phát huy thành quả mà chúng ta đã đạt được, phù hợp với đường lối chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng được chủ trương chủ động hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy, nhu cầu xây dựng và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2006 - 2020 là rất cần thiết và cấp bách nhằm đề ra và thực hiện toàn diện, cơ bản những vấn đề cải cách tư pháp bảo đảm có những nội dung, bước đi phù hợp với cải cách hành chính và đổi mới hoạt động lập pháp, góp phần tạo sự đồng bộ, nhất quán trong công cuộc đổi mới đất nước và hoàn thiện hệ thống chính tri, bộ máy nhà nước ta.
Tuy nhiên, chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng, việc xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp là một bước tiếp theo của công cuộc cải cách tư pháp đang tiến hành; cải cách tư pháp phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phát huy thành quả mà chúng ta đã và đang tiến hành, phù hợp với đặc thù về chính trị, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, đáp ứng được chủ trương chủ động hội nhập khu vực và quốc tế./.
(Theo www.cpv.org.vn)
Để Tư pháp thực sự là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
07/03/2006
Cải cách tư pháp là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có một số nghị quyết, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước và pháp luật, trong đó nhấn mạnh đến nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp như Nghị quyết TW 8 (Khoá VII); Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW7 (Khoá VIII); Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 2 - 1-2002 của Bộ Chính trị: Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.
Trong những năm vừa qua, việc thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, cho thấy Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách tư pháp với một quyết tâm rất mạnh mẽ, có sự chỉ đạo thống nhất. Do vậy, nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước. Sự cố gắng của các cơ quan tư pháp Trung ương và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp đã được thể hiện bằng các kết quả cụ thể: chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tư pháp đã được hoạch định và khẩn trương ban hành nhằm đáp ứng với đòi hỏi của xã hội; chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp được phân định rõ ràng hơn; tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng bước được sắp xếp, kiện toàn hợp lý hơn; cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao cả về trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức; cơ sở vật chất và phương tiện làm việc của các cơ quan tư pháp và cán bộ tư pháp được quan tâm đầu tư tốt hơn; cơ chế kiểm tra, giám sát của các cơ quan dân cử đối với các cơ quan tư pháp đã từng bước được phát huy; nhận thức về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân đã từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, việc thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08 mới chỉ giải quyết được những vấn đề bức xúc nhất và mang tính nền móng cho tiến trình cải cách tư pháp sau này.
Công tác tư pháp và tiến trình cải cách tư pháp còn bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục và giải quyết mạnh mẽ hơn trong thời gian tới như: chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự tuy từng bước được sửa đổi, nhưng còn bất cập, chưa theo kịp với tiến trình đổi mới và sự phát triển chung của xã hội; pháp luật về thủ tục tố tụng tư pháp còn nhiều hạn chế, việc giải quyết các vụ việc còn rườm rà, thiếu thuận lợi đối với người dân và các cơ quan, tổ chức khi có vấn đề cần đến sự xem xét, xử lý của các cơ quan tư pháp; tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn có những bất hợp lý, phần nào chưa đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, chưa bắt kịp và phục vụ tốt sự phát triển của các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cùng với những vấn đề đặt ra, trong những năm tới, công tác Tư pháp còn đứng trước những thách thức như: Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng về số vụ, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có tổ chức chặt chẽ và nguy hiểm hơn. Tội phạm tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên và người nước ngoài chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Loại tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong lĩnh vực tin học... sẽ diễn biến phức tạp và có xu hướng phát triển.
Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động sẽ không ngừng tăng về số lượng với mức độ và tính chất phức tạp hơn, đa dạng hơn. Đặc biệt, trong điều kiện chúng ta thực hiện và phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực đi vào chiều sâu thì các loại khiếu kiện và tranh chấp trên có yếu tố nước ngoài lại càng diễn ra phức tạp. Người dân và xã hội đòi hỏi ngày càng cao đối với các cơ quan tư pháp trong việc xử lý tội phạm, trong việc giải quyết các khiếu kiện, bảo vệ quyền công dân. Các hoạt động này phải được thực hiện có hiệu quả, kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm công lý. Các cơ quan tư pháp một mặt phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là những công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội đất nước cũng đặt ra yêu cầu phải đề ra những nội dung cải cách tư pháp sao cho phù hợp, thống nhất, đồng bộ với đổi mới hoạt động lập pháp, cải cách hành chính.
Trước những yêu cầu và thách thức như trên công tác tư pháp phải được nhìn nhận đúng với tầm quan trọng của nó, phải được cải cách mạnh mẽ, toàn diện, có hệ thống và phải bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trên cơ sở kế thừa, phát huy thành quả mà chúng ta đã đạt được, phù hợp với đường lối chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đáp ứng được chủ trương chủ động hội nhập quốc tế. Điều đó cho thấy, nhu cầu xây dựng và thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp giai đoạn 2006 - 2020 là rất cần thiết và cấp bách nhằm đề ra và thực hiện toàn diện, cơ bản những vấn đề cải cách tư pháp bảo đảm có những nội dung, bước đi phù hợp với cải cách hành chính và đổi mới hoạt động lập pháp, góp phần tạo sự đồng bộ, nhất quán trong công cuộc đổi mới đất nước và hoàn thiện hệ thống chính tri, bộ máy nhà nước ta.
Tuy nhiên, chúng ta cần thống nhất nhận thức rằng, việc xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp là một bước tiếp theo của công cuộc cải cách tư pháp đang tiến hành; cải cách tư pháp phải được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phát huy thành quả mà chúng ta đã và đang tiến hành, phù hợp với đặc thù về chính trị, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời, đáp ứng được chủ trương chủ động hội nhập khu vực và quốc tế./.
(Theo www.cpv.org.vn)