Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
  • Đăng nhập
  • English
Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp - Ministry of Justice’s portal
  • Cổng thông tin điện tử
  • Trang chủ
  • Tìm kiếm
  • CSDLQG về văn bản pháp luật
  • English
    

THỜI GIAN BAN HÀNH

  • 1945 đến 1950
  • 1951 đến 1960
  • 1961 đến 1970
  • 1971 đến 1980
  • 1981 đến 1990
  • 1991 đến 2000
  • 2001 đến 2010
  • 2011 đến 2020

CƠ QUAN BAN HÀNH

  • Quốc hội
  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
  • Chủ tịch nước
  • Chính phủ
  • Thủ tướng Chính phủ
  • Các Bộ, cơ quan ngang Bộ
  • Các cơ quan khác
  • Các tỉnh, thành phố

LOẠI VĂN BẢN

  • Hiến pháp
  • Luật, Bộ luật
  • Nghị quyết
  • Pháp lệnh
  • Nghị định
  • Quyết định
  • Thông tư
  • Thông tư liên tịch

Thông báo

Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn Quý độc giả trong thời gian qua đã sử dụng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tại địa chỉ http://www.moj.gov.vn/pages/vbpq.aspx.

Đến nay, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật từ Trung ương đến địa phương, Cục Công nghệ thông tin đã đưa Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật vào sử dụng tại địa chỉ http://vbpl.vn/Pages/portal.aspx để thay thế cho hệ thống cũ nói trên.

Cục Công nghệ thông tin trân trọng thông báo tới Quý độc giả được biết và mong rằng Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để khai thác, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật.

Trong quá trình sử dụng, chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến góp ý của Quý độc giả để Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật được hoàn thiện.

Ý kiến góp ý xin gửi về Phòng Thông tin điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp theo số điện thoại 046 273 9718 hoặc địa chỉ thư điện tử banbientap@moj.gov.vn  .

Thuộc tínhLược đồBản in
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 495/TTg
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 1957                          
Thông tư

THÔNG TƯ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 495/TTG
NGÀY 23 THÁNG 10 NĂM 1957 VỀ VIỆC HẠN CHẾ ĐỒNG BÀO
Ở NÔNG THÔN RA THÀNH PHỐ

Theo báo cáo của Uỷ ban hành chính Hà Nội và Hải Phòng thì trong năm 1956, hai thành phố đã vận động được một số đông đồng bào có quê quán ở nông thôn về địa phương tham gia sản xuất nông nghiệp. Nhưng từ khi phát hiện sai lầm về cải cách ruộng đất và trong khi thành phố tiến hành sửa chữa một số khuyết điểm trong công tác quản lý hộ khẩu, thì số người ở nông thôn lại trở ra thành phố ngày càng nhiều, dân số thành phố hiện nay lại đông hơn trước.

Trong hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay, việc nông dân bỏ nông thôn ra thành phố đã gây ra nhiều bât lợi, làm cho thành phố tăng thêm số người không có việc làm, trong khi ở nông thôn lực lượng sản xuất nông nghiệp bị giảm bớt, ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch của Nhà nước.

Để ngăn ngừa tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ngành, các cấp chú ý mấy điểm dưới đây:

1. Đối với những người muốn bỏ nông thôn ra thành phố kiếm công ăn việc làm, cần kiên nhẫn giải thích cho họ ở lại sản xuất, đồng thời có biện pháp giúp đỡ họ giải quyết khó khăn trong việc làm ăn.Trường hợp xét thật cần thiết mới cấp giấy cho di chuyển ra thành phố ở như: thợ chuyên nghiệp do cơ quan hoặc tư nhân yêu cầu, người không có cơ sở ở nông thôn mà lai có cơ sở ở thành phố v.v...

Trong những tháng mà nông dân có ít việc hoặc không có việc làm, sẽ tuỳ tình hình từng nơi mà nghiên cứu hướng dẫn cho họ có công việc làm như: làm thêm vụ, chăm bón kỹ hoặc làm thêm nghề phụ v.v...

Đối với những nơi bị thiên tai, các cấp chính quyền phải phối hợp với các đoàn thể nhân dân, lãnh đạo nông dân tích cực sản xuất tự cứu và giải quyết tốt công tác cứu tế, để đồng bào yên tâm ở lại nông thôn làm ăn.

2. Đối với những người ở nông thôn đã ra thành phố mà hiện nay chưa có công ăn việc làm, nếu họ có cơ sở sản xuất ở nông thôn thì giải thích vận động họ trở về địa phương sản xuất cần tránh dùng mệnh lệnh cưỡng bức. Chính quyền và đoàn thể xã phải chú ý giúp đỡ những người này khi họ trở về.

Nơi nào sửa sai xong, quyền sở hữu ruộng đất đã được ổn định, thì chính quyền hoặc đoàn thể xã nên viết thư, hoặc vận động thân nhân viết thư báo cho họ biết và động viên họ trở về cày cấy phần ruộng đất của họ.

3. Các ngành ở trung ương hoặc ở thành phố, mỗi khi cần đến nhân công để xây dựng một công trình gì ở thành phố thì phải có kế hoạch bàn với Bộ Lao động và Sở lao động thành phố để có sự phối hợp và điều chỉnh nhân công cho hợp lý: không nên tự tiện về nông thôn mộ nhân công.

4. Các cơ quan đóng ở thành phố cần làm cho cán bộ, nhân viên nhận rõ những khó khăn của thành phố trong việc giải quyết công ăn việc làm, trong việc cung cấp những thứ cần thiết cho nhân dân, và thấm nhuần ý nghĩa quan trọng của việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, để từ ngay không đưa gia đình ra thành phố nữa. Trường hợp đã đưa ra thành phố rồi mà chưa có công ăn việc làm thì cũng nên khuyên họ về nông thôn sản xuất nếu có điều kiện để sản xuất.

5. Ngoài việc tuyên truyền giáo dục, các ngành , các Uỷ ban hành chính thành phố cần phải nghiên cứu những biện pháp thích hợp về hành chính, về kinh tế để hạn chế nông dân ra thành phố ở như : quản lý chặt chẽ công tác hộ khẩu, giải quyết dần dần hàng vỉa hè v.v...

Mấy điểm trên đây là để áp dụng đối với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng; còn đối với các thị xã, thị trấn thì Uỷ ban hành chính Khu, Tỉnh sẽ tuỳ tình hình cụ thể từng nơi mà quyết định việc hạn chế hay không hạn chế người vào thị xã, thị trấn trong địa phương Khu, Tỉnh.

  • Bộ Tư pháp
  • Liên hệ
  • Phản hồi

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP

Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 04.62739718 - Fax: 04.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.

Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.

Trưởng Ban biên tập: Nguyễn Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin.

Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.