Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục

02/12/2016
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 24/2016/TT-BGDĐT về Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2016, thay thế Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác viên thanh tra giáo dục.
Nội dung của Chương trình quy định chi tiết về kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư, khiếu nại.
Kỹ năng tiếp công dân và xử lý đơn thư
Kỹ năng tiếp công dân: Xác định nhân thân của công dân; Nghe, ghi chép nội dung trao đổi của công dân; Hướng dẫn công dân về các quy định pháp luật liên quan đến nội dung đơn, thẩm quyền giải quyết; Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do công dân cung cấp; Việc đảm bảo nguyên tắc giữ bí mật thông tin và bảo vệ người tố cáo; Báo cáo nội dung tiếp công dân cho cấp có thẩm quyền xử lý, giải quyết.
Xử lý đơn thư: Phân loại đơn thư theo nội dung; theo thẩm quyền; theo điều kiện giải quyết. Đồng thời xác nhận được các loại: Đơn khiếu nại; Đơn tố cáo; Đơn kiến nghị phản ánh; Đơn có nhiều nội dung khác nhau; Đơn thuộc thẩm quyền của các cơ quan đảng; cơ quan công an, tố tụng, tư pháp.
Kỹ năng tham gia giải quyết khiếu nại
Tiếp nhận đơn, kiểm tra điều kiện thụ lý và đề xuất với thủ trưởng cơ quan phương án giải quyết.
Trong giải quyết khiếu nại: 1. Ban hành quyết định thụ lý, thông báo thụ lý giải quyết khiếu nại; xây dựng kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại; công bố quyết định xác minh nội dung khiếu nại; 2. Làm việc với người khiếu nại, người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, có hành vi hành chính bị khiếu nại, tham khảo ý kiến tư vấn trong việc giải quyết khiếu nại; trưng cầu giám định; tổ chức đối thoại; báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại. 3. Ban hành, công khai quyết định giải quyết khiếu nại; lập, quản lý hồ sơ giải quyết khiếu nại.
4. Kỹ năng tham gia giải quyết tố cáo
Tiếp nhận đơn, kiểm tra điều kiện thụ lý.
Trong giải quyết tố cáo: 1. Ban hành quyết định thụ lý xác minh nội dung tố cáo, thông báo thụ lý giải quyết tố cáo; xây dựng kế hoạch xác minh nội dung tố cáo; công bố quyết định xác minh nội dung tố cáo. 2. Làm việc với người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình xác minh nội dung tố cáo; tham khảo tư vấn, trưng cầu giám định; báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo. 3.  Ban hành, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý vi phạm pháp luật được phát hiện qua giải quyết tố cáo; lập, quản lý hồ sơ giải quyết tố cáo.