Ninh Bình: Kết quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh

15/11/2017
Ninh Bình: Kết quả công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh

 
Thực hiện kế hoạch trợ giúp pháp lý (TGPL) năm 2017 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong năm, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh (Trung tâm) đã thực hiện TGPL miễn phí cho 414 trường hợp, trong đó: người nghèo 179, người có công với cách mạng 98, người chưa thành niên 18, người dân tộc 50, người tâm thần 02, người khuyết tật 38, người già 02, trẻ em 01, người thuộc diện được TGPL khác 26; với 416 vụ việc, trong đó: hình sự 28, dân sự 90, hôn nhân gia đình 46, đất đai 115, ưu đãi chính sách 118, lao động 02, lĩnh vực pháp luật khác 17; Tư vấn tại trụ sở cho 20 trường hợp thuộc diện được TGPL; ra quyết định cử trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bào chữa bảo vệ quyền lợi cho 31 trường hợp, chủ yếu thuộc lĩnh vực hình sự cho người được TGPL (người chưa thành niên 18, người có công với cách mạng 01, người nghèo 03, người tâm thần 02, người dân tộc 01, trẻ em 01, người khuyết tật 05).
Trung tâm đã phối hợp với phòng Tư pháp các huyện Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Mô, Nho Quan và UBND các xã thuộc các huyện trên tổ chức được 32 cuộc TGPL lưu động với kết quả: tuyên truyền pháp luật về TGPL, Luật người khuyết tật và một số văn bản chính sách mới cho 1.607 người tham dự, thực hiện tư vấn pháp luật miễn phí cho 363 trường hợp với 365 vụ việc về các lĩnh vực pháp luật như đất đai, hôn nhân gia đình, chính sách, lao động việc làm và lĩnh vực pháp luật khác; Đã tiến hành tổ chức tuyên truyền pháp luật theo Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg tại 36 thôn, bản và 10 xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng bãi ngang ven biển.
Bên cạnh đó, Trung tâm đã phối hợp với Phòng Bảo trợ xã hội – Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức đối thoại chính sách cho gần 800 hộ nghèo tại địa bàn các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Yên Mô, Yên Khánh, thông qua đó đã giải đáp những vướng mắc mà người dân đang quan tâm. Đồng thời cũng đã phối hợp với Đài truyền thanh các huyện Nho Quan, Kim Sơn và UBND các xã nghèo, xã có thôn, bản đặc biệt khó khăn phát thanh các chuyên mục về TGPL trên hệ thống truyền thanh địa phương.
Công tác tham mưu, xây dựng, ban hành văn bản cũng là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Trong năm qua, Trung tâm đã tham giúp Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng ban hành Kế hoạch phối hợp TGPL năm 2017 và thông báo kết quả kiểm tra công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng tại 15 cơ quan tiến hành tố tụng của các huyện Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và thành phố Ninh Bình; Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1849/QĐ-UBND ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách TGPL cho nguwòi nghèo, người dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Xây dựng và trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt Kế hoạch TGPL năm 2017 trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật, nạn nhân bị mua bán người, người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh năm 2017; Xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 24/10/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về giảm nghèo bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016-2020…
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ là một trong những nhiệm vụ được Trung tâm triển khai thường xuyên. Trong năm 2017, Trung tâm đã tổ chức 03 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ TGPL cho đội ngũ Hòa giải viên cơ sở tại các huyện Nho Quan, Kim Sơn và thành phố Ninh Bình, thông qua đó đã góp phần bổ sung kiến thức cũng như kỹ năng hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở trong toàn tỉnh.
Đối với hoạt động của các Câu lạc bộ TGPL, trong toàn tỉnh hiện có 44 Cậu lạc bộ TGPL, các Câu lạc bộ sinh hoạt đều đặn định kỳ ít nhất 1lần/ tháng, thông qua đó đã kịp thời giải quyết những vướng mắc pháp luật của người dân ngay tại cơ sở, góp phần nâng cao ý thức pháp luật để người dân ứng xử phù hợp với pháp luật, giảm bớt khiếu nại vượt cấp, để xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Có thể nói, hoạt động TGPL trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt, Trung tâm luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND tỉnh, Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp, Lãnh đạo Sở Tư pháp và sự tạo điều kiện thuận lợi của các cấp, các ngành; đội ngũ người thực hiện TGPL ngày càng được nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, tâm huyết, đầy trách nhiệm (nhất là đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý). Một phần do nhu cầu của người dân, một phần do tác động tích cực của hoạt động TGPL đã khẳng định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động này, đó là thực hiện chức năng xã hội của nhà nươc, giúp đỡ về mặt pháp luật cho những người yếu thế trong xã hội (người nghèo, người dân tộc thiếu số, người có công với cách mạng…). Trợ giúp đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống pháp luật của mọi người dân, đặc biệt là những người được thụ hưởng chính sách này.
 
 Đoàn Thị Ngọc Hải